Kinh doanh ế ẩm, hàng quán, cơ sở kinh doanh khu trung tâm Sài Gòn phải trả mặt bằng

(NTD) - Ngoài kinh doanh ế ẩm do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 thì tiền thuê mặt bằng cao cũng là nguyên nhân khiến hàng loạt người kinh doanh nhà hàng, quán ăn, cơ sở kinh doanh phải trả mặt bằng.

Hiện nay, trên các tuyến đường chính của các quận trung tâm, nội thành như Q.1, Q.3, Phú Nhuận,… của TP.HCM đang diễn ra tình trạng rất phổ biến là nhiều nhà hàng, quán nhậu, cơ sở kinh doanh treo bảng, dán giấy trả mặt bằng, cho thuê nhà.

Corona - nhà hàng PXL 4
Nhiều mặt bằng trên đưởng Phan Xích Long đang để bảng cho thuê.

Có thể thấy từ trước Tết Nguyên đán, dấu hiệu kinh doanh sụt giảm tại các nhà hàng, quán nhậu nhìn thấy rõ khi lượng khách thưa thớt, nhiều quán doanh thu giảm một nửa thậm chí có quán giảm 70% - 80% doanh thu.

Trong lúc đang tìm hướng đi mới thì các nhà hàng, quán nhậu lại bị đại dịch Covid -19 giáng tiếp đòn chí mạng. Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người hạn chế ra khỏi nhà, hạn chế đến nơi công cộng cũng như đi ăn uống tại các hàng bởi lo sợ bị lây nhiễm bệnh đã dẫn đến tình trạng nhiều nhà hàng, quán ăn đìu hiu, vắng khách, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Một số nhà hàng, quán nhậu sau một thời gian “gồng mình” để vượt qua giai đoạn khó khăn đến nay không chịu nổi nữa đành phải đóng cửa, trả lại mặt bằng.

Corona - nhà hàng PXL 3
Kinh doanh ế ẩm, cộng với giá tiền thuê cao khiến nhiều người phải trả lại mặt bằng để tìm chỗ mới rẻ hơn.

Ngoài tác động của đại dịch Covid-19 thì giá thuê quá cao như hiện nay cũng là nguyên nhân khiến nhiều người thuê mặt bằng làm nhà hàng, quán nhậu, cơ sở kinh doanh đua nhau trả lại mặt bằng.

Theo một chủ nhà hàng trên đường Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, nguyên nhân khiến nhà hàng đóng cửa do một phần ảnh hưởng của dịch bệnh và việc phạt nồng độ cồn khiến dân nhậu lười đến nhà hàng. Một phần nữa là do giá thuê mặt bằng quá cao, làm không đủ nuôi chủ nhà.

“Hiện một căn nhà phố như căn nhà tôi đang thuê ờ đây có diện tích khoảng 150 m2 cho thuê 100 triệu đồng/tháng. Nếu làm ăn được thì không nói, nhưng gặp khủng hoảng như đại dịch hiện nay là rất khó khăn, mình nai lưng ra “cày” để nuôi chủ nhà cũng không đủ. Vì vậy, sắp tới tôi sẽ tìm chỗ khác có giá thấp hơn để kinh doanh”, chủ nhà hàng này chia sẻ thêm.

Ông Minh Khánh, chủ một quán nhậu hải sản khu vực đường Hoa Phượng, Q.Phú Nhuận cho biết, trước Tết Nguyên Đán  thì vướng chuyện đo nồng độ cồn, sau tết thì dịch bệnh hoành hành nên quán rất ít khách, có hôm chỉ được vài bàn. Hàng tháng thu không đủ chi, mấy tháng nay gồng mình, móc tiền túi để trả lương nhân viên. Thậm chí tôi còn phải đi vay tiền để trả tiền nhà cả 100 triệu đồng/ tháng. Tình trạng này kéo dài chắc tôi chịu không nổi, tôi đang tìm người sang lại quán để tìm chỗ khác rẻ hơn làm ăn.

Còn chị Mai Hạnh, chủ một shop thời trang trên đường Nguyễn Trãi, Q.1 cho biết, khách vắng một phần là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giảm doanh số nhưng điều đó không phải lý do chính, lý do chính là tiền mặt bằng hiện quá cao, tôi không thể gánh nổi thêm nữa nên sắp tới hết hợp đồng là shop chuyển địa điểm mới, dù xa hơn một chút nhưng giá chỉ bằng một nửa ở đây.

Trong khi đó, bà T.H chủ một căn nhà trên đường Phan Xích Long cho biết, bà đang cho thuê dài hạn căn nhà 4 tầng mặt tiền đường Phan Xích Long với giá 9.000 USD/tháng nhưng bà đăng tin từ sau Tết Nguyên đán đến nay vẫn chưa có ai thuê. Cũng theo bà H, so với mặt bằng giá thuê trên tuyến đường này thì đây không phải quá cao. Chưa kể trước đây tôi bắt buộc khách thuê phải đặt cọc 6 tháng tiền nhà thì tôi đã giảm xuống còn 3 tháng, tuỳ theo thời gian thuê. Tiền thanh toán cũng được chia nhỏ ra, thanh toán từ 1 – 3 tháng một lần và vẫn có thể thoả thuận được. Thế nhưng gần 2 tháng qua, căn nhà vẫn bỏ trống.  

Theo các chuyên gia bất động sản, việc nhiều khách thuê trả mặt bằng hàng loạt thời gian gần đây do tác động nhiều yếu tố. Thực tế, có không ít người đi thuê phải dừng kinh doanh lúc này vì hoạt động kinh doanh không tốt từ trước đó và họ tranh thủ lúc đang có dịch bệnh họ trả lại mặt bằng luôn mà không bị phạt hợp đồng. Bên cạnh đó, tiền thuê mặt bằng quá cao so với khả năng chi trả và chỉ cần một tác động nhẹ là người thuế không cầm cự nổi nên phải trả lại mặt bằng là điều đương nhiên.

Tấn Lợi

Bình luận

Nổi bật

Khi nào đất nền phía Nam vào sóng tăng giá?

Khi nào đất nền phía Nam vào sóng tăng giá?

sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:51

Trong những tháng vừa qua, khi các Luật mới được thông qua, phân khúc đất nền phía Nam gây chú ý. Đặc biệt khi bảng giá đất được ban hành là điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tiếp tục dồn sự chú ý vào loại hình này. Dù chưa có biểu hiện mạnh mẽ nhưng giá đất bắt đầu có xu hướng nhích lên, dự báo sẽ khởi sắc vào năm 2025 và dần mở ra một chu kỳ mới.

Ngân hàng phải thông báo cho khách hàng khi xảy ra sự cố lộ, lọt dữ liệu

Ngân hàng phải thông báo cho khách hàng khi xảy ra sự cố lộ, lọt dữ liệu

sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:49

(CL&CS) - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành ngân hàng.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:48

(CL&CS) - Vĩnh Yên, ngày 23/11/2024 - Nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).