Kiến nghị tỉnh Đồng Nai tạm ứng 9 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
(CL&CS) - Do thiếu vốn, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57 km đi qua Long An - TP.HCM - Đồng Nai có tổng đầu tư 31.000 tỷ đồng phải tạm ngưng sau 6 năm khởi công.
Ban quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam (chủ đầu tư) vừa kiến nghị tỉnh Đồng Nai tiếp tục chấp thuận tạm ứng trước 9 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành tại huyện Nhơn Trạch, trong đó có 1,5 tỷ đồng cho bồi thường và 7,5 tỷ đồng cho chương trình phục hồi thu nhập.

Một đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua địa phận huyện Cần Đước, Long An
Chủ đầu tư đồng thời kiến nghị tỉnh chấp thuận giao UBND, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Nhơn Trạch tiếp tục thực hiện chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành cho các hạng mục bổ sung gồm: tuyến kênh N14, nắn dòng 3 rạch Bến Giữa, Mương Dừa và Mù U tại km45, các cống chui cầu vượt và đường gom dân sinh.
Huyện Nhơn Trạch tiếp tục hỗ trợ thực hiện bàn giao đất của 3 trường hợp còn lại và 9 trường hợp tái lấn chiếm trong quý I/2021. Huyện Long Thành bàn giao 6 trường hợp còn lại trong quý I/2021 và trường tiểu học Phước Thái trong tháng 5/2021; chấp thuận kế hoạch điều chỉnh thời gian và tiến độ hạng mục trồng rừng thay thế và có ý kiến về dịch chuyển phạm vi luồng hàng hải tại sông Thị Vải.
Theo báo cáo của chủ đầu tư, tổng số hộ đã bàn giao mặt bằng là 1.214/1.223 hộ với hơn 195 ha đất, đạt 98,9%, hiện còn 9 trường hợp (hơn 2 ha) chưa bàn giao: huyện Nhơn Trạch còn 3 trường hợp (hơn 1,8 ha), huyện Long Thành còn 6 trường hợp (0,26 ha).
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu 2 địa phương tiếp tục vận động các hộ dân còn lại bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ; trường hợp các hộ dân vẫn không thực hiện bàn giao mặt bằng sẽ thực hiện cưỡng chế.
Lãnh đạo UBND tỉnh cũng lưu ý khi địa phương bàn giao mặt bằng phải có biên bản cụ thể và chủ đầu tư cần có biện pháp quản lý đất tránh việc tái lấn chiếm. Đối với việc ứng vốn, lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu chủ đầu tư phải có văn bản gửi cho UBND tỉnh xử lý.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57 km đi qua Long An, TP.HCM, Đồng Nai, tổng đầu tư 31.000 tỷ đồng sau 6 năm khởi công vẫn dang dở do thiếu vốn.
Đây là công trình trọng điểm quốc gia, nối miền Tây với Đông Nam Bộ không qua nội đô TP.HCM; giúp kết nối mạng lưới cao tốc, quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải và sân bay Long Thành. Công trình sẽ giảm ùn tắc trên 2 quốc lộ 1, 51 và rút ngắn thời gian từ tỉnh Long An đến TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo đà phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là dự án đường bộ cao tốc dài và lớn nhất miền Nam, kế hoạch thông xe ban đầu vào cuối năm 2018, sau đó được lùi đến 2020 và gần đây nhất lùi tới cuối năm 2023.
Khánh Chi
- ▪Khánh thành tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đi qua Cần Thơ và Kiên Giang
- ▪Thủ tướng dự lễ khởi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và lễ thông tuyến kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
- ▪Thi công 2 gói thầu đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
- ▪Đề xuất nối cao tốc TP.HCM - Long Thành với đường Long Phước
Bình luận
Nổi bật
Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy, để chúng ta có được “một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta”
sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 13:27
Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955-27.2.2025), sáng 24.2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm, làm việc với Bộ Y tế và có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh 12 nội dung nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về lĩnh vực y tế, giải quyết các thách thức đối với ngành y tế hiện nay và trong nhiều năm tới. Tạp chí Chất lượng và cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn:
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất
sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:36
(CL&CS) - Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được lãnh đạo Chính phủ xác định là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách để nhanh chóng tìm ra các giải pháp cung cấp đủ điện trong giai đoạn phát triển tăng tốc của đất nước.
Chuyến ra Bắc đặc biệt của đoàn Trung ương Cục miền Nam
sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:35
(CL&CS)- Hẳn chúng ta còn nhớ, Hiệp định Paris được ký kết vào 27-1-1973 là cả một chiến tích oanh liệt, một chiến thắng to lớn, một mốc son lịch sử mà Cách mạng Việt Nam đã kiên cường đấu tranh bằng cả ba phương thức quân sự, chính trị và ngoại giao một cách cực kỳ khéo léo và bền bỉ suốt từ năm 1968. Chúng ta đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Paris. Thế nhưng cho đến tận năm 1973 thì mới đi tới thành công. Lúc đó, Cách mạng nước nhà cũng mới thực hiện được "một nửa" mong muốn, khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Có một sự kiện rất đặc biệt đối với Cách mạng Miền Nam, đó là vào tháng 4-1973, sự kiện đoàn lãnh đạo cấp cao của Trung ương Cục Miền Nam ra Bắc công tác đến nay cũng vừa tròn 50 năm thì rất ít người biết và cần được thông tin đến bạn đọc.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.