Thứ tư, 10/01/2024, 08:07 AM

Không quân Việt Nam sở hữu dòng máy bay nặng 19.500kg, tuổi đời lên đến 50 năm vẫn được coi là lực lượng 'xương sống'

Dòng chiến đấu cơ này rất thành công, với một thời gian dài phục vụ trong không quân Liên Xô và không quân Nga sau này.

Máy bay chiến đấu Su-22 là phiên bản xuất khẩu của máy bay cường kích (ném bom) Su-17 do Liên Xô cũ phát triển từ những năm 1960. Dòng chiến đấu cơ này rất thành công, với một thời gian dài phục vụ trong không quân Liên Xô và không quân Nga sau này, bên cạnh đó nó còn được không quân nhiều nước Đông Âu, châu Á và Trung Đông sử dụng.

Đến nay, Liên Xô cũ và nước Nga sau này đã sản xuất khoảng 2.200 chiếc Su-17, Su-20 và Su-22.

Máy bay quân sự Su-22 giữa vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Báo Người Lao Động

Máy bay quân sự Su-22 giữa vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Báo Người Lao Động

Kế thừa thiết kế của Su-17 và được trang bị động cơ phản lực Lyulka AL-21F-3, Su-22 có thể hành trình ở vận tốc siêu thanh ngay cả khi ở tầm thấp và đạt vận tốc hơn 2.000km/h ở tầm cao với đôi cánh cụp vào.

Hệ thống vũ khí của Su-22 được tích hợp hai pháo tự động 30mm (tốc độ 80 viên/phút) đặt ở 2 cánh, 2 giá treo dưới cánh có thể mang hai tên lửa không đối không R-60 (tầm bắn 8km) và 10 giá treo (6 đặt ở dưới cánh và 4 đặt trên thân máy bay).

Trong tấn công mục tiêu mặt đất, Su-22 có thể mang vũ khí có điều khiển gồm: tên lửa không đối đất Kh-23, Kh-25, Kh-28, Kh-29 và bom có điều khiển bằng laser, quang học.

Chuẩn bị cho máy bay Su-22 trước khi bay huấn luyện. Ảnh: Báo Người Lao Động

Chuẩn bị cho máy bay Su-22 trước khi bay huấn luyện. Ảnh: Báo Người Lao Động

Trong dòng máy bay Su-22, Su-22M4 là phiên bản hoàn hảo nhất và được trang bị tốt nhất cho các hoạt động chiến đấu trong điều kiện tầm nhìn hạn chế và ban đêm phù hợp với các nhiệm vụ tấn công mặt đất bằng vũ khí dẫn đường và không dẫn đường cũng như để trinh sát trên không. Trong một phạm vi hạn chế, máy bay cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không.

Ngoài ra Su-22M4 cũng được trang bị ghế phóng K-36D (cũng được sử dụng trên MiG-29 và Su-27). Phần lớn các phiên bản Su-22 chỉ do 1 phi công điều khiển, trừ phiên bản huấn luyện như Su-22UM có 2 chỗ ngồi.

Tiêm kích Su-22 có chiều dài 19,03m; sải cánh 10,02m (khi cụp bay tốc độ nhanh) hoặc 13,68m (khi xòe bay tốc độ chậm); cao 5,12m; trọng lượng rỗng 10.640kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.500kg. Su-22 được trang bị 1 động cơ Lyulka AL-21F-3 cho phép máy bay bay với tốc độ tối đa 1.860km/h, tầm hoạt động 2.500km với trần bay khoảng 15.000m.

Máy bay được trang bị nhiều loại vũ khí tấn công khác nhau. Ảnh: Báo Tiền Phong

Máy bay được trang bị nhiều loại vũ khí tấn công khác nhau. Ảnh: Báo Tiền Phong

Tại Việt Nam, máy bay chiến đấu Su-22 đã đi vào biên chế từ năm 1979 và dần thay thế cho một số loại tiêm kích lỗi thời như MIG-21, MIG-19. Hiện tại, Không quân Việt Nam đang có trong biên chế với số lượng lớn tiêm kích - bom phiên bản Su-22M, Su-22UM3K (huấn luyện) và Su-22M4, trong đó hiện đại nhất là phiên bản Su-22M4.

Cuối những năm 1980, tình hình chủ quyền biển đảo trở nên căng thẳng, lực lượng không quân nước ta được lệnh sẵn sàng thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Biến thể Su-22 dành cho Không quân Việt Nam

Biến thể Su-22 dành cho Không quân Việt Nam

Sau thời gian huấn luyện, đầu năm 1988, máy bay tiêm kích - bom Su-22UM của Không quân Việt Nam đã thực hiện thành công chuyến bay từ Phan Rang ra Trường Sa. Đây là lần đầu tiên, máy bay chiến đấu đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam bay ra tuần tiễu quần đảo Trường Sa.

Bước sang năm 1989, lực lượng chiến đấu cơ bảo vệ Trường Sa tiếp tục được tăng cường thêm lực lượng. Từ 1989 tới nay, những chiếc Su-22M4 đảm nhiệm vai trò chính trong nhiệm vụ bay tuần tra, bảo vệ Trường Sa. Tuy nhiên, các máy bay tiêm kích đa năng hiện đại bậc nhất Su-30MK2 đang dần thay thế Su-22M4 thực hiện chuyến bay tuần tiễu, bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa.

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

Truy xuất nguồn gốc là 'chìa khóa' khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Truy xuất nguồn gốc là 'chìa khóa' khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:21

(CL&CS) - Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nháy ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và trở thành nỗi lo đối với người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc hiện được các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tăng cường áp dụng. Qua đó, góp phần bảo vệ thương hiệu, uy tín của sản phẩm và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

20.000 Thầy thuốc trẻ sẽ tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho dân

20.000 Thầy thuốc trẻ sẽ tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho dân

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:15

(CL&CS)- Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 có chủ đề thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.

Dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủ công mỹ nghệ

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:44

(CL&CS)- Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc thể hiện sự chuyên nghiệp và cam kết về chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất, từ đó góp phần nâng cao uy tín thương hiệu.