Chủ nhật, 06/05/2018, 13:46 PM

Không lạm dụng đồ uống có cồn

(NTD) - Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức tọa đàm về dự án “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia”.

ảnh
 

Tọa đàm được tổ chức nhằm trao đổi về sự cần thiết ban hành dự án Luật; tác động của Luật đối với phát triển kinh tế xã hội, phát triển của ngành sản xuất, kinh doanh rượu, bia; những quy định về kiểm soát giảm mức tiêu thụ rượu, bia, kiểm soát việc cung cấp rượu, bia, giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và về đề xuất thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, năm 2017 sản lượng bia các loại ước đạt 4.000,6 triệu lít tăng 5,65% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng bia trong 3 năm gần đây (2015-2017) có xu hướng giảm dần, năm 2017 giảm 3,65% so với 2016.

Theo báo cáo của trường Đại học Beer Kirin Nhật Bản, sản lượng bia tiêu thụ theo bình quân đầu (năm 2016) của Việt Nam tới 40,8 lít/người/năm, đứng sau Hàn Quốc, Nhật Bản. Việt Nam xếp thứ trên 54 vào loại trung bình thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

Theo báo cáo của WHO 2014, sử dụng chất có cồn ở Việt Nam nằm trong ngưỡng 5-7,4 lít/người/năm cồn nguyên chất, thuộc vào mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, mức sử dụng lượng cồn nguyên chất bình quân theo đầu người (+ 15 tuổi) trên thế giới cao nhất có: Belarus, với 17,5 lít/người/năm; Hàn Quốc 12,3 lít/người/năm; Việt Nam 6,6 lít/người/năm (theo số liệu của WHO), đứng thứ 94/194 nước thành viên của WHO. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tiêu thụ bình quân đầu người/năm quy ra độ cồn nguyên chất ở Việt Nam ở mức 4,4 lít/người/năm.

Tác hại của lạm dụng bia, rượu

Nguyên nhân chính gây ra tác hại hay các vụ ngộ độc rượu, bia: Do người tiêu dùng (NTD) sử dụng các loại rượu không có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm.

Theo một nghiên cứu điều tra Quốc gia của PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội (trường Đại học Kinh tế Quốc dân) thực hiện quy mô quốc gia, tại 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam, từ tháng 11/2014 đến tháng 1/2016, rượu không kiểm soát được ở Việt Nam là rất cao, chiếm tới 75% tổng lượng rượu tiêu thụ. Loại rượu này chất lượng kém, nguyên nhân gây ra ngộ độc, hàng năm gây thất thu ngân sách lớn (ước 2.000 tỷ đồng theo dự thảo tờ trình của Bộ Y tế). Nhà nước và các cơ quan chức năng cần thắt chặt quản lý, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật đã ban hành để kiểm soát lượng rượu không nhãn mác này.

Hiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về sản xuất kinh doanh và sử dụng rượu bia khá đầy đủ, có tới 85 văn bản từ luật, nghị định, nghị quyết, chỉ thị, thông tư... Tại sao có nhiều văn bản quy phạm pháp luật như vậy mà chưa quản lý tốt? Kiến nghị cần tập trung vào các vấn đề về rượu dân tự nấu, rượu nhập lậu, rượu thuốc đang buôn bán tràn lan trôi nổi trên thị trường; thực hiện tốt nghiêm chỉnh các quy định tại các văn bản: Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu; Quyết định 244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Luật An toàn thực phẩm; Luật Quảng cáo; Luật Đầu tư; Bộ luật Xử lý vi phạm hành chính... Nhà nước sẽ quản lý tốt được những hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng rượu, bia.

Hiện nay chưa có quốc gia nào trên thế giới ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Có một số ít nước ban hành Luật Kiểm soát rượu, bia (Thái Lan) hoặc Luật Kiểm soát chất có cồn (Lithuania)… Vì vậy, Việt Nam cần tăng cường tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật tới các nhà sản xuất và truyền thông, nâng cao nhận thức hành vi sử dụng đồ uống có cồn có trách nhiệm, có văn hóa; không lạm dụng đồ uống có cồn, không nhất thiết phải ban hành thêm một luật nữa gây tốn kém nguồn lực và chưa tính toán được hiệu quả của có nó mang lại.

 Thanh Mai

_NTD_So 427_In_Page_13
 

 

Bình luận

Nổi bật

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:24

(CL&CS) - Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; Quy chuẩn về tiếng ồn;...

Lấy ý kiến 11 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Lấy ý kiến 11 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS) - Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân về 11 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn.

Ban hành quy chuẩn về xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Ban hành quy chuẩn về xử lý chất thải rắn sinh hoạt

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:39

(CL&CS) - Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn.