Thứ bảy, 23/10/2021, 16:12 PM

JICA: Tôn trọng sâu sắc trước những nỗ lực của Việt Nam

(CL&CS) - JICA sẽ nỗ lực hơn nữa đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam thông qua hợp tác kỹ thuật và hợp tác tài chính. Các hợp tác của JICA cũng được tiến hành phù hợp chủ trương “cân bằng giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế” của Chính phủ Việt Nam.

Tại buổi họp báo giữa kỳ năm tài khóa 2021 theo hình thức trực tuyến ngày 21/10/2021, ông Shimizu Akira –Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam đã phát biểu:

“Trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư, có thể thấy rằng người dân Việt Nam đã nghiêm chỉnh thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ về các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin. Nhờ vậy, nhiều địa phương đã qua đỉnh điểm của dịch bệnh. Tôi xin bày tỏ sự tôn trọng sâu sắc trước những nỗ lực của Việt Nam cho đến nay”.

Ông SHIMIZU Akira, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam (ngồi giữa) trong buổi Họp báo

Ông SHIMIZU Akira, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam (ngồi giữa) trong buổi Họp báo

Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam cho biết Nhật Bản cũng nỗ lực giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn này, và đã tặng hơn 4 triệu liều vắc xin COVID-19 cho Việt Nam, hơn 260 công ty Nhật Bản ủng hộ hơn 158,6 tỷ đồng cho Quỹ vắc xin phòng COVID-19... 

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam thực hiện “mục tiêu kép”, JICA đã ưu tiên vào những dự án hợp tác nhằm đối phó với dịch bệnh Covid-19 và hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế trong bối cảnh Covid-19.

“Chính phủ Việt Nam chủ trương “cân bằng giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế”, các hợp tác của JICA cũng được tiến hành phù hợp với các chủ trương này”, ông Shimizu Akira cho hay.

Điểm lại  thành tích nổi bật trong hoạt động của JICA Việt Nam trong tài khóa 2020 từ tháng 4 năm ngoái đến tháng 3 năm nay, vị Trưởng đại diện của JICA Việt Nam cho biết: số tiền cam kết cho vay là 49,4 tỷ yên (khoảng 10.041 tỷ đồng), hợp tác kỹ thuật không hoàn lại là 4,3 tỷ yên (khoảng 874 tỷ đồng) và viện trợ không hoàn lại là 2,1 tỷ yên (khoảng 427 tỷ đồng). Tổng cộng có khoảng 100 dự án lớn nhỏ.

Đặc biệt, trong hai năm trước đó, JICA không ký kết hiệp định vốn vay ODA nào do Việt Nam do Việt Nam chủ trương hạn chế vay nợ nước ngoài, vì vậy trong tài khóa 2020, việc ký kết được 2 hiệp định vốn vay mới được coi là một tín hiệu đáng khích lệ cho những hợp tác tiếp theo trong tương lai.

Ngoài ra, trong hợp tác kỹ thuật, bên cạnh các hợp tác truyền thống trong phát triển nguồn nhân lực công nghiệp, nhiều dự án với góc nhìn mới mẻ như dự án hỗ trợ đẩy mạnh việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) hay dự án thúc đẩy cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã góp phần vào sự phát triển ngành công nghiệp và kinh tế Việt Nam.

Đồng thời JICA cũng triển khai một số dự án như phòng chống thiên tai do lũ quét và sạt lở đất nghiêm trọng ở khu vực miền núi phía Bắc. Đặc biệt, JICA được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ cho những hoạt động cứu trợ khẩn cấp ứng phó thiệt hại của mưa lũ miền trung Việt Nam trong mùa lũ năm ngoái.

JICA đang hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng và năng lực cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tăng cường quản trị Nhà nước,  hỗ trợ các ngành công nghiệp phụ trợ và nông nghiệp, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương, hỗ trợ đối phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường.

Ông SHIMIZU Akira, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam trả lời phỏng vấn sau Họp báo

Ông SHIMIZU Akira, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam trả lời phỏng vấn sau Họp báo

Trong đó, có các dự án ODA  như   đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (Tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên) đã hoàn thành được hơn 80%, cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long (Hà Nội) đã được thông xe vào tháng 10/2020. Hạng mục bổ sung của dự án là 6 cầu nhánh lên xuống cũng sẽ sớm được hoàn thành trong tháng 10 năm nay. Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim với công suất thiết kế 80MW tại tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận đã được hoàn thành vào tháng 8/2021 và bắt đầu đưa vào vận hành thương mại…

JICA sẽ nỗ lực hơn nữa đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam thông qua hợp tác kỹ thuật và hợp tác tài chính, đồng thời thúc đẩy hơn nữa việc kết nối giữa con người với nhau, góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Trưởng đại diện JICA Việt Nam khẳng định.

Các dự án của JICA đã hoàn thành và đang triển khai phân loại theo từng loại hình hợp tác trong thời gian từ tháng 4/2021 - tháng 9/2021:

  • Hợp tác vốn vay ODA: 27 dự án đang triển khai.
  • Hợp tác Kỹ thuật (HTKT): 2 dự án đã hoàn thành, 28 dự án đang triển khai (trong đó có 3 dự án bắt đầu triển khai mới).
  • Viện trợ không hoàn lại: chưa có dự án nào kết thúc, 5 dự án đang triển khai.
  • Chương trình đề xuất từ các doanh nghiệp Nhật Bản: 1 dự án đã hoàn thành, 70 dự án đang triển khai (trong đó có 12 dự án mới).
  • Chương trình đối tác phát triển: 1 dự án đã hoàn thành, 34 dự án đang triển khai (trong đó có 4 dự án mới).
  • Chương trình phái cử tình nguyện viên: 4 Tình nguyện viên (TNV) mới được phái cử. Hiện có 6 TNV đang hoạt động. Từ tháng 3/2020 sau khi các TNV tạm thời về Nhật Bản do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các TNV trở lại hoạt động tại Việt Nam và đã kết thúc nhiệm kỳ và về nước vào tháng 4/2021.

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng triển khai HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến phương thức làm việc trong thủ tục hành chính

Áp dụng triển khai HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến phương thức làm việc trong thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 09:20

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng ISO 9001 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giúp vận hành cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiệu quả hơn, nhất là khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tránh sự chồng chéo, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đảm bảo đúng luật, nâng cao mức độ hài lòng của người dân…

[Infographic] Áp dụng năng suất xanh để phát triển bền vững

[Infographic] Áp dụng năng suất xanh để phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

(CL&CS) - Năng suất xanh (GP) là chiến lược nhằm đồng thời nâng cao năng suất và hoạt động môi trường để phát triển kinh tế-xã hội nói chung nhằm cải thiện bền vững chất lượng cuộc sống của con người.

Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao năng suất lao động

Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:19

(CL&CS) - Trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội, năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ là vấn đề cốt lõi với kinh tế Việt Nam hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.