Thứ năm, 21/10/2021, 08:00 AM

JICA hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực đào tạo nhân lực đường sắt đô thị

(CL&CS) - Ngày 20/10, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã ký Biên bản thảo luận (R/D) Dự án Hợp tác Kỹ thuật (HTKT) “Tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị cho trường Cao đẳng Đường sắt”.

Mục tiêu của Dự án là tăng cường năng lực đào tạo nhân lực và vận hành đường sắt đô thị (ĐSĐT) Việt Nam, giúp hệ thống ĐSĐT tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) được vận hành an toàn, hiệu quả, đem lại sự an tâm cho người sử dụng.

Dự án dự kiến được thực hiện trong 4 năm, từ tháng 1/2022 tới tháng 1/2026. Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng các giáo trình và các chương trình đào tạo về ĐSĐT, đào tạo đội ngũ giảng viên, đề xuất hoàn thiện cơ sở và hành lang pháp lý cùng các hướng dẫn cho đào tạo nhân lực ĐSĐT, cung cấp các giải pháp và nâng cao hiểu biết về an toàn vận hành ĐSĐT.

Ông SHIMIZU Akira, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam (hàng trước, bên phải) và ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (hàng trước, bên trái) trong lễ ký kết.

Ông SHIMIZU Akira, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam (hàng trước, bên phải) và ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (hàng trước, bên trái) trong lễ ký kết.

Hiện tại chưa có tuyến ĐSĐT nào được đưa vào sử dụng tại Việt Nam và phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là ô tô và xe máy. Sự gia tăng dân số thành thị nhanh chóng từ khoảng 26 triệu dân năm 2010 tới 36 triệu dân năm 2020 đã kéo theo sự bùng nổ số lượng ô tô và xe máy, khiến vấn đề tắc nghẽn giao thông trở nên nghiêm trọng hơn, tai nạn giao thông gia tăng, ô nhiễm khí thải trầm trọng hơn và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở phát triển kinh tế xã hội.

Để ứng phó với các vấn đề này, JICA đang triển khai thực hiện các dự án xây dựng ĐSĐT tuyến số 1 đoạn Bến Thành – Suối Tiên tại Tp.HCM và tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo tại Hà Nội.

 Ngoài ra, các nhà tài trợ khác cũng đang hỗ trợ Hà Nội và Tp.HCM xây dựng các tuyến ĐSĐT khác. Các tuyến này dự kiến sắp được đưa vào khai thác trong thời gian tới.

Tại Nhật Bản, việc đào tạo nhân lực cho ngành ĐSĐT rất được chú trọng. Các nhân viên được tham gia các khóa đào tạo về lái tàu an toàn, dịch vụ hành khách để đảm bảo hệ thống ĐSĐT được vận hành an toàn, tin cậy, chất lượng dịch vụ hành khách được ưu tiên hàng đầu.

Thông qua việc tiếp nhận những kinh nghiệm trong phát triển ĐSĐT của Nhật Bản, trường Cao đẳng Đường sắt sẽ được nâng cấp, hướng tới cung cấp nhân lực đáp ứng những yêu cầu về an toàn trong vận hành đường sắt, mang tới sự an tâm cho người dân Việt Nam khi sử dụng ĐSĐT.

Dự án được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường năng lực phát triển mạng lưới giao thông an toàn, thuận tiện cho người dân ở đô thị, góp phần vào phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam. Mặt khác, các học viên tham gia khóa đào tạo cũng sẽ giúp tăng cường sự giao lưu giữa nhân dân hai nước, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật.

Nhị Thanh

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp lưu ý 5 bước quản lý dưa hấu trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Doanh nghiệp lưu ý 5 bước quản lý dưa hấu trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 22:46

(CL&CS) - Theo đánh giá từ Bộ NN&PTNT, năm 2024, thời tiết thuận lợi, người trồng dưa hấu ở các tỉnh phía Nam có vụ mùa bội thu, bán được giá tốt, thu lãi lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu của thị trường Trung Quốc, Cục Hải quan Lạng Sơn khuyến nghị các doanh nghiệp (DN) cần nghiên cứu các quy định, yêu cầu kiểm dịch thực vật tại Thông báo số 184 ngày 15/12/2023 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Trong đó, DN, thương nhân cần lưu ý 5 bước quản lý mặt hàng dưa hấu trước khi xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc.

Phát triển nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, chất lượng

Phát triển nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Cuộc cách mạng dữ liệu đang diễn ra trong nông nghiệp. Không thể đánh giá thấp tiềm năng biến đổi của nông nghiệp thông minh trong việc giải quyết những thách thức phức tạp mà thế giới chúng ta phải đối mặt ngày nay. Nông nghiệp thông minh và nông nghiệp chính xác tận dụng các công nghệ như máy bay không người lái trong nông nghiệp, robot, cảm biến IoT, GPS và hệ thống thông tin quản lý trang trại để nâng cao hiệu quả sản xuất.

[INFOGRAPHIC] Việt Nam phấn đấu vào top 3 ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động

[INFOGRAPHIC] Việt Nam phấn đấu vào top 3 ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:22

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.