Thứ bảy, 06/11/2021, 17:05 PM

Huy động được gần 8.800 tỷ đồng, Quỹ Vắc-xin phòng chống COVID-19 đã chi hết hơn 7.000 tỷ đồng

(CL&CS) - Bộ Tài chính vừa vừa cho biết đến cuối ngày 27/10, Quỹ Vắc –xin phòng COVID-19 đã huy động được 8.791,7 tỷ đồng và dã chi hêt 7.072,4 tỷ đồng. Còn dư 1.719,3 tỷ đồng.

Tổng số huy động 8.791,7 tỷ đồng đến 17h ngày 27/10 bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng là 47,7 tỷ đồng. Đây là số tiền do  561.337tổ chức, cá nhân đóng góp.

Riêng trong tháng 10/2021, Ban Quản lý Quỹ đã tổ chức 01 buổi Lễ tiếp nhận ủng hộ Quỹ của các tổ chức cá nhân (Bao gồm: 09 Nhà tài trợ với số tiền ủng hộ là 3.202.409.000 đồng và 46.000 USD).

Tính đến thời điểm hiện tại, Quỹ đã mở tài khoản cho 3 loại tiền VND, USD, EUR tại Sở Giao dịch Kho bạc nhà nước (KBNN) và 07 Ngân hàng TMCP gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Quân đội. Ngoài ra, các cá nhân tổ chức có thể  nhắn tin ủng hộ qua Tổng đài 1408 của Bộ Thông tin truyền thông.

1

Bộ Tài chính cũng cho biết, tính đến 17h ngày 27/10/2021, Quỹ đã chi 7.072,4 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ đã thực hiện xuất mua vắc-xin là 7.063,6 tỷ đồng và chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin là 8,8 tỷ đồng. Ban Quản lý Quỹ thực hiện xuất quỹ để chi theo nội dung chi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trên cơ sở đề nghị chi của Bộ Y tế theo quy định tại Quyết định 779/QĐ-TTg ngày 26/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Quỹ và Thông tư 41/2021/TT-BTC ngày 02/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và kế toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ.    

Như vậy, tính đến 17h ngày 27/10/2021, số dư Quỹ cuối ngày 1.719,3 tỷ đồng. Tổng số tổ chức, cá nhân đóng góp là 561.337.

Về  công khai nguồn thu của Quỹ, hàng ngày, Ban Quản lý Quỹ đã cập nhật số dư Quỹ để kịp thời công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Cổng thông tin KBNN;

Đồng thời, cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức ủng hộ lớn trên Cổng thông tin KBNN. Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu xác nhận về khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện cho Quỹ, Ban Quản lý Quỹ đã xác nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 41/2021/TT-BTC.

Biên bản xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 44/2021/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Định kỳ, Quỹ thực hiện lập Báo cáo tài chính,  Báo cáo quyết toán Quỹ, Báo cáo thực hiện thu chi Quỹ theo các mẫu biểu tại Phụ lục Thông tư 41/2021/TT-BTC.

Nội dung công khai báo cáo tài chính Quỹ bao gồm: Số tiền, hiện vật huy động, danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp, nội dung và số tiền đã chi, số dư quỹ còn lại. Hiện nay, Quỹ đã lập và gửi các báo cáo của tháng 6,7,8 theo đúng quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt./.

Nhị Thanh

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng triển khai HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến phương thức làm việc trong thủ tục hành chính

Áp dụng triển khai HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến phương thức làm việc trong thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 09:20

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng ISO 9001 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giúp vận hành cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiệu quả hơn, nhất là khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tránh sự chồng chéo, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đảm bảo đúng luật, nâng cao mức độ hài lòng của người dân…

[Infographic] Áp dụng năng suất xanh để phát triển bền vững

[Infographic] Áp dụng năng suất xanh để phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

(CL&CS) - Năng suất xanh (GP) là chiến lược nhằm đồng thời nâng cao năng suất và hoạt động môi trường để phát triển kinh tế-xã hội nói chung nhằm cải thiện bền vững chất lượng cuộc sống của con người.

Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao năng suất lao động

Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:19

(CL&CS) - Trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội, năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ là vấn đề cốt lõi với kinh tế Việt Nam hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.