HoREA đề xuất bỏ bảo lãnh “bán nhà trên giấy”

(CL&CS) - Sau 7 năm thực hiện, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận thấy quy định bảo lãnh "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế.

HoREA cho rằng, quy định 'bảo lãnh ngân hàng' không thật sự cần thiết mà chỉ làm tăng chi phí, làm tăng giá thành và giá bán nhà ở, không có lợi cho người mua nhà và chỉ 'làm lợi' cho ngân hàng thương mại. (Ảnh: minh họa)

HoREA cho rằng, quy định 'bảo lãnh ngân hàng' không thật sự cần thiết mà chỉ làm tăng chi phí, làm tăng giá thành và giá bán nhà ở, không có lợi cho người mua nhà và chỉ 'làm lợi' cho ngân hàng thương mại. (Ảnh: minh họa)

HoREA vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp, đề xuất xem xét bỏ quy định "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" vì có một số bất cập, hạn chế.

Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Điều 27 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đều quy định về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Theo đó, chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực cam kết thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng. Quy định này là bắt buộc khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng. Sau 7 năm thực hiện, HoREA nhận thấy quy định này đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế.

Lý giải về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai làm tăng giá thành và giá bán nhà ở. Cụ thể, trước nhất chủ đầu tư phải trả "phí bảo lãnh ngân hàng" thường bằng khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo lãnh là dự án nhà ở thương mại có giá trị rất lớn nên "phí bảo lãnh" cũng rất cao.

Tuy nhiên, "phí bảo lãnh ngân hàng" được chủ đầu tư "trả trước" cho ngân hàng nhưng được chủ đầu tư tính vào giá thành làm tăng giá bán nhà ở mà "cuối cùng" thì người mua nhà phải gánh chịu "phí bảo lãnh ngân hàng" này (bằng khoảng 2% giá bán nhà).

Ngoài ra, quy định này hầu như chỉ làm lợi cho ngân hàng thương mại. Diễn giải về điều này, ông Châu dẫn chứng, hầu hết ngân hàng thương mại thực hiện "bảo lãnh" cũng chính là ngân hàng đã cho chủ đầu tư vay tín dụng để đầu tư xây dựng, phát triển dự án đó và đã nhận thế chấp chính dự án đó để bảo đảm khoản vay.

Ngân hàng thương mại vừa được chủ đầu tư trả lãi vay ngân hàng, vừa được lấy "phí bảo lãnh" thường bằng khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo lãnh là dự án nhà ở thương mại có giá trị rất lớn nên "phí bảo lãnh" cũng rất cao mà rất ít bị "rủi ro".

Quy định "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" làm giảm năng lực cho vay tín dụng của ngân hàng thương mại và làm tăng "khối tài sản bảo đảm" của doanh nghiệp cho "khoản bảo lãnh" nên không được khai thác sử dụng hiệu quả "khối tài sản bảo đảm" này.

Cùng với đó, quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai chưa phải giải pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà.

Do vậy, HoREA cho rằng, quy định 'bảo lãnh ngân hàng' không thật sự cần thiết mà chỉ làm tăng chi phí, làm tăng giá thành và giá bán nhà ở, không có lợi cho người mua nhà và chỉ 'làm lợi' cho ngân hàng thương mại. 

Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị xem xét bỏ quy định 'bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai' để góp phần làm giảm giá thành, qua đó giúp kéo giảm giá bán nhà ở cho người mua nhà.

Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà hình thành trong tương lai trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng theo cam kết trong hợp đồng, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước tập trung chỉ đạo ngân hàng thương mại tăng cường giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn vay tín dụng đúng mục đích theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 7 và điểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời, đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biện pháp giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn huy động của khách hàng đúng mục đích và bàn giao nhà đúng tiến độ cam kết theo hợp đồng.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Cận cảnh những “chiến mã” quý hiếm bậc nhất tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia

Cận cảnh những “chiến mã” quý hiếm bậc nhất tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 20:45

(CL&CS) - Những ngày qua, cộng đồng người yêu ngựa đứng ngồi không yên trước thông tin hé lộ về “thiên mã” Akhal-Teke xuất hiện tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia (Vinhomes Royal Island, Vũ Yên, Hải Phòng). Ngoài giống ngựa đẹp nhất hành tinh này, nhiều chiến mã uy dũng khác trong bộ sưu tập ngựa quý chỉ có duy nhất tại Vinhomes Royal Island cũng sẽ khiến nhiều người bất ngờ.

Hàng chục ngàn du khách về Novaworld Phan Thiet tận hưởng bầu không khí lễ hội Carival

Hàng chục ngàn du khách về Novaworld Phan Thiet tận hưởng bầu không khí lễ hội Carival

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 15:20

(CL&CS) - NovaWorld Phan Thiet vốn đã nhộn nhịp, nay càng thêm bùng nổ khi chuỗi lễ hội Carnival 30/4 chính thức mở màn. Hàng chục ngàn du khách đổ về trải nghiệm các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn, “cháy” cùng âm nhạc đỉnh cao và ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ ngay trong ngày đầu tiên.

Bứt phá cơ hội kinh doanh tại “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island

Bứt phá cơ hội kinh doanh tại “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 15:16

(CL&CS) - Giới đầu tư đang đổ dồn sự chú ý vào Vinhomes Royal Island - đại đô thị đẳng cấp bậc nhất khu vực giữa trung tâm thành phố cảng Hải Phòng sôi động, nơi sở hữu phố đi bộ bờ sông dài và đẹp nhất Việt Nam cùng các tổ hợp thương mại dịch vụ sầm uất, hứa hẹn mang đến tiềm năng kinh doanh bứt phá.