Dữ liệu cũ
Thứ hai, 07/10/2019, 15:17 PM

Hiệu trưởng Trường tiểu học Bản Phiệt "dính" hàng loạt sai phạm, nhưng chỉ bị khiển trách?

(NTD) – Công tác quản lý, thu chi chưa đúng quy định; tổ chức bình xét và phân loại cán bộ giáo viên nhà trường không đúng thực tế; đề xuất khen thưởng cho một số cá nhân chưa đúng người, đúng việc; hiệu trưởng chưa làm hết trách nhiệm công việc được giao và vi phạm vào Khoản 4, Điều 10, Luật Công chức năm 2008…

 Những tồn tại nêu trên được Thanh tra huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) “khui” ra, liên quan đến việc một số giáo viên “tố” Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Bản Phiệt có nhiều sai phạm.

“Nói gì thì đây cũng là sai phạm” 

Tòa soạn Báo Người tiêu dùng nhận được đơn thư phản ánh của cô giáo Phạm Thị Thanh T. (giáo viên Trường Tiểu học Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai), tố cáo những sai phạm của Hiệu trưởng Phạm Thu Hà trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường.

ll
Đơn khiếu nại mà cô giáo T. gửi tới tòa soạn

Theo thông tin phản ánh, bản thân cô T. về công tác tại Trường Tiểu học Bản Phiệt từ năm 2009. Từ đó đến năm 2019, cô T. giữ chức vụ Phó hiệu trưởng. Đến ngày 1/3/2019, tới kỳ bổ nhiệm lại chức vụ Phó hiệu trưởng, cô T. không được bổ nhiệm lại, mặc dù trong quá trình công tác, cô T luôn hoàn hành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị của người quản lý. 

Ngày 28/2/2019, cô T. nhận được Thông báo số 1993-TB/HU Bảo Thắng, về việc không bổ nhiệm lại chức vụ Phó hiệu trưởng, với lý do: theo nhận xét đánh giá của Chi bộ và Trường tiểu học Bản Phiệt. Thực tế, Chi bộ và Hội đồng nhà trường không được họp để nhận xét đánh giá cô T. Từ 1/3/2019, cô T. bị chuyển xuống làm giáo viên ở một điểm trường lẻ khác. Cũng ngay sau đó, bà Phạm Thu Hà làm báo cáo giải trình với hàng loạt sai phạm của cô T. và đoàn thanh tra vào cuộc, một số nội dung mà bà Hà báo cáo là không có, sai sự thật.

Liên quan đến những thông tin phản ánh tại Trường Tiểu học Bản Phiệt, bà Bùi Thị Hải Vân, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bảo Thắng cho biết: “Trong thời gian qua, có những thông tin phản ánh từ cá nhân cô T. nguyên là Phó hiệu trưởng trường, đến hết thời gian đảm nhiệm chức vụ (hết nhiệm kỳ), lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm lại, nhưng cô T. không được bổ nhiệm lại. Cô T. cũng có ý kiến thắc mắc về việc không được bổ nhiệm lại của mình. Nhà trường cũng có ý kiến nhận xét thông qua chi ủy chi bộ, theo báo cáo, có 4/5 đồng chí đồng ý đưa ra trong buổi họp, nhưng cô T. không đồng ý. Phòng giáo dục cũng không nhận được sự kiến nghị trực tiếp nào, nhưng có kiến nghị của cô T. nên huyện cũng yêu cầu cơ quan thanh tra toàn diện liên quan đến Trường tiểu học Bản Phiệt”.

Liên quan đến chứng từ chi chưa đảm bảo đúng quy định với số tiền 6.950.000 đồng, bà Vân thông tin biết: “Số tiền 6.950.000 đồng không phải chứng từ chi chưa đảm bảo, mà theo kết luận thanh ra, số tiền này do rút thừa chế độ học sinh ở bán trú”.

Bà Vân cũng cho biết thêm, do tiền học sinh bán trú theo Quyết định 13 của UBND tỉnh, các em được hưởng chế độ này, nhà trường lập danh sách làm tờ trình từ đầu năm học và đề nghị tỉnh cấp. Khi được tỉnh cấp, nhà trường rút về theo đề nghị đó. Nhưng thực tế xảy ra, không chỉ ở trường tiểu học Bản Phiệt mà ở nhiều trường khác, bởi số học sinh đầu tiên đăng ký ở bán trú nhiều hơn, hoặc ít hơn, nên  có thể chênh. Có một số em đăng ký, nhưng không ở, nên số tiền này các em không được hưởng. Lẽ ra, nhà trường làm quy trình nộp lại Nhà nước cuối năm 2018, nhưng đến khi thanh tra, số tiền vẫn nằm trong quỹ của nhà trường. Nói gì thì đây cũng là sai phạm.

39854382ccda2a8473cb
Bà Phạm Thu Hà, Hiệu trưởng và bà Nguyễn Thúy Huyền, Hiệu phó Trường tiểu học Bản Phiệt trực tiếp trao đổi với PV

Để sự việc phản ánh được khách quan, PV đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo Trường tiểu học Bản Phiệt. Bà Nguyễn Thúy Huyền, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Mong chia sẻ và thông cảm vì chúng tôi cũng rất bận công việc... Liên quan đến số tiền 6.950.000 đồng này không phải quản lý thu chi ăn bớt chế độ của học sinh, mà số tiền dư này khi 6 học sinh không ở đủ bán trú 4 tháng của học kỳ I năm học 2018 – 2019. Số tiền dư khi mà các em ở 2 tháng đầu, sau đó các em không ở nữa, thời gian các em không ở nữa sẽ thu hồi và nộp lại Nhà nước. Sau khi có kết luận thanh tra, số tiền này chúng tôi đã nộp vào kho bạc Nhà nước của huyện Bảo Thắng”.

Tuy nhiên, dư luận đặt ra câu hỏi sự việc sai phạm tại Trường tiểu học Bản Phiệt xảy ra từ thời gian trước nhưng đến khi báo chí và thanh tra vào cuộc, nhà trường mới nộp lại số tiền đó về kho bạc Nhà nước? Khi được hỏi cụ thể thời gian nộp số tiền đó, lãnh đạo nhà trường không nắm rõ? Đặc biệt, khi PV có kiến nghị muốn được tiếp cận các biên bản cuộc họp về các cá nhân liên quan đến sự việc được phản ánh của tập thể nhà trường, lãnh đạo trường này lại từ chối không cung cấp?.

Hiệu trưởng vướng hàng loạt sai phạm nhưng chỉ bị xử lý "nhẹ tênh"?

Tại Kết luận thanh tra số 05/KL-UBND về việc thanh tra tại Trường tiểu học Bản Phiệt, do ông Trần Minh Sáng, Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng, ký ngày 21/8/2019 nêu rõ: trong 3 năm (2016-2018) nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Trường Tiểu học Bản Phiệt tói 18.067.961.500 đồng. Qua kiểm tra, tổng số tiền chi thanh toán có số tiền hợp lý, đúng quy định 18.061.011.500 đồng và chứng từ chi chưa đảm bảo đúng quy định với số tiền 6.950.000 đồng.

b9650d8685de63803acf
Trụ sở Trường tiểu học xã Bản Phiệt (huyện Bản Thắng, Lào Cai)

Số tiền chi không đúng quy định là tiền hỗ trợ cho 6 học sinh không ở bán trú đủ 4 tháng của học kỳ 1 năm học 2018-2019, nhà trường chưa chi, chưa nộp về ngân sách Nhà nước. Đối với nguồn xã hội hóa giáo dục, trong 3 năm học, Trường Tiểu học Bản Phiệt tổ chức và huy động nhân dân tham gia đóng góp với tổng số tiền 476.770.000 đồng; đã chi 409.965.000 đồng, tồn quỹ số tiền 66.805.000 đồng. Trong đó, năm học 2016-2017 và 2017-2018 quỹ tồn 0 đồng.

Bà Phạm Thu Hà, Hiệu trưởng nhà trường, trong quản lý ngân sách chưa thường xuyên kiểm tra lại các chứng từ chi, chưa nộp số tiền chưa chi về ngân sách theo quy định. Trong quản lý điều hành, xây dựng khối đoàn kết nội bộ, bà Hà không có biện pháp xử lý kịp thời, đúng quy định một số cán bộ giáo viên có hành vi phát ngôn, việc làm không phù hợp của cán bộ giáo viên nhà trường, có dấu hiệu vi phạm các quy định của Nhà nước.

Tổ chức họp bình xét, phân loại cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cuối năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 không đúng thực tế, gây dư luận không tốt, dẫn đến việc đề xuất khen thưởng cho tập thể nhà trường và một số cá nhân khác của Trường Tiểu học Bản Phiệt chưa đúng người, đúng việc...

Do đó, là người đứng đầu cơ quan, bà Phạm Thu Hà thiếu trách nhiệm trong công việc được giao, đề xuất khen thưởng cho tập thể nhà trường và một số cá nhân khác của Trường Tiểu học Bản Phiệt chưa đúng người, đúng việc. Bà Hà chưa làm hết trách nhiệm của cán bộ công chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; vi phạm vào Khoản 4, Điều 10, Luật Công chức năm 2008.

Thu hồi số tiền 6.950.000 đồng về tài khoản của cơ quan Thanh tra huyện tại Kho bạc huyện Bảo Thắng, chờ xử lý theo quy định. Ngoài ra, Chủ tịch UBND huyện giao Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện Bảo Thắng xem xét, thu hồi các danh hiệu thi đua của trường, cá nhân bà Phạm Thu Hà (Hiệu trưởng), bà Phạm Thị Thanh Thủy (nguyên Hiệu phó), và các cá nhân khác liên quan trong năm học 2017-2018 và 2018-2019. Đề xuất xử lý các hành vi, vi phạm theo quy định của Nhà nước.

Được biết, mặc dù bà Phạm Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bản Phiệt "dính" hàng loạt sai phạm như tại Kết luận thanh tra huyện Bảo Thắng như nêu trên. Nhưng bà Hà chỉ bị kỷ luật với hình thức khiển trách và vẫn giữ nguyên vị trí Hiệu trưởng. Cụ thể, Quyết định số 6018/QĐ -UBND Bảo Thắng, ngày 24/9/2019 về việc thi hành kỷ luật đối với bà Phạm Thu Hà bằng hình thức khiển trách.

Theo quy định tại Điều 29, Luật Cán bộ Công chức năm 2009: “Cán bộ 2 năm liên tiếp, trong đó 1 năm hoàn thành nhiệm vụ, nhưng còn hạn chế về năng lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác”. 

Với hàng loạt vi phạm, khuyết điểm nêu trên của bà Phạm Thu Hà mà chỉ bị hình thức khiển trách, khiến cho người tố cáo, cũng như dư luận còn nhiều băn khoăn về công tác quản lý và đạo đức đảng viên trên địa bàn? 

Báo Người tiêu dùng sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc ở bài viết sau.

Theo Điều 79, Luật Cán bộ, công chức 2008, có 6 hình thức kỷ luật đối với công chức, gồm: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức và buộc thôi việc.

Tại Dự thảo, Điều 79 được sửa đổi, theo đó bỏ hình thức kỷ luật giáng chức, chỉ giữ lại 5 hình thức kỷ luật còn lại.

Riêng hình thức cách chức, chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo.

 

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.