Hiểu rõ Luật Bảo vệ môi trường để không mất chi phí không đáng có
(CL&CA) - Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 có nhiều nội dung mang tính đột phá, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết.
Trao đổi với Tạp chí Chất lượng và cuộc sống, TS. Nguyễn Gia Thọ - Uỷ viên Hội đồng quản lý Viện Hỗ trợ pháp lý và Bảo vệ môi trường (BVMT) nhấn mạnh: Luật Bảo vệ môi trường năm (Luật BVMT) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 xác định cộng đồng doanh nghiệp là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp BVMT
Một trong những nguyên tắc quan trọng của Luật này là xác định bảo vệ môi trường phải được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển.
Phát huy vai trò doanh nghiệp là giải pháp then chốt
Luật đã có nhiều quy định mới, thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định đã được quy định trong Luật.
“Việc thực hiện tốt công tác BVMT không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế và đảm bảo phát triển bền vững. Chính vì vậy, phát huy được vai trò của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chính là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về môi trường hiện nay”, TS. Nguyễn Gia Thọ cho hay.
Nói về những điểm mới của Luật, Luật sư Vi Văn Diện, Công ty Luật Thiên Minh lưu ý: Luật BVMT 2020 quy định một số tiêu chí về môi trường để phân loại các dự án đầu tư bao gồm (1) quy mô, công suất và loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (2) diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước và/hoặc vùng biển, quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên; và (3) các yếu tố nhạy cảm về môi trường.
Các tiêu chí này sẽ giúp xác định dự án nào phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường (ĐTM Sơ Bộ), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và phải xin giấy phép môi trường.
Một tiêu chí mới về môi trường theo Luật BVMT 2020 là yếu tố nhạy cảm về môi trường . Các yếu tố đó bao gồm, trong số các yếu tố khác, các khu dân cư tập trung, nguồn nước dùng để cấp nước sinh hoạt, các khu bảo tồn thiên nhiên, loại rừng, di sản văn hóa vật thể và các di sản thiên nhiên khác, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên; các vùng đất ngập nước quan trọng; các yêu cầu về di dân tái định cư.
Căn cứ vào các tiêu chí về môi trường nêu trên, dự án sẽ được phân loại vào một trong bốn nhóm: nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, hoặc nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, hoặc nhóm dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, hoặc nhóm dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường mới (ĐTM Sơ Bộ) là một khái niệm mới theo Luật BVMT 2020. ĐTM Sơ Bộ áp dụng cho các dự án Nhóm I và phải được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
Việc xin cấp phê duyệt chủ trương đầu tư có thể khó khăn hơn do ĐTM Sơ Bộ sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét cùng với hồ sơ xin phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi hoặc chủ trương đầu tư. Hiện nay, pháp luật chưa quy định rõ ràng về tiêu chí để cơ quan có thẩm quyền xem xét và đánh giá ĐTM Sơ Bộ, dường như cơ quan này có thể tự quyết định xem ĐTM Sơ Bộ của nhà đầu tư có thỏa mãn hay không.
Hiểu đúng để làm đúng, không mất oan chi phí
Luật BVMT 2020 cũng có những nội dung mới về giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, kiểm toán môi trường...
Trong đó quy định cụ thể và thu hẹp các đối tượng bắt buộc phải thực hiện đăng ký môi trường đối với những cơ sở có phát sinh chất thải. Kế hoạch bảo vệ môi trường áp dụng đối với các dự án nói chung không thuộc đối tượng ĐTM, được xác định dựa trên quy mô, công suất nhưng không căn cứ vào mức độ phát sinh chất thải của dự án đó.
Đối với các dự án đầu tư mới sau ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực, tùy theo loại hình dự án, việc đăng ký môi trường phải được thực hiện trước khi cấp giấy phép xây dựng, xả thải ra môi trường hoặc đi vào hoạt động chính thức.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành thì phải thực hiện đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực.
TS.Nguyễn Thị Bình, giản viên của Đại học Công nghiệp Hà Nội bổ sung thêm điểm mới nữa là Luật Bảo vệ Môi trường 2020 là đã ban hành Tiêu chí môi trường độc lập, để phân loại dự án đầu tư thành 4 nhóm chính.
Luật này đã tích hợp chung các loại giấy phép về môi trường như xả nước thải, xả khí thải, xử lý chất thải nguy hại,… thành một loại giấy phép gọi là Giấy phép môi trường.
Luật cũng sửa đổi quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại. Một trong những vấn đề khó khăn nhất của các vụ tranh chấp môi trường là bên bị thiệt hại không thể chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại xảy ra do hành vi đó gây ra.
Để khắc phục vấn đề này, Luật BVMT đã quy định trách nhiệm chứng minh mối quan hệ nhân quả này thuộc về bên bị kiện, tức là tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường khi vụ việc được giải quyết tại Tòa án. Quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra.
Luật BVMT 2020 có nhiều điểm mới sẽ tác động tới hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh cần nghiên cứu để nâng cao trình độ pháp lý hiểu rõ các dự án, các hoạt động kinh doanh của mình cần phải làm những gì, trình tự thủ tục ra sao để chuẩn bị hồ sơ, làm đúng thủ tục, tránh mất thêm thời gian và chi phí không đáng có, để thực hiện nghiêm nghĩa vụ bảo vệ môi trường. TS.Nguyễn Thị Bình và Luật sư Vi Văn Diện lưu ý các doanh nghiệp.
Linh Lan
- ▪Kiểm soát các hành vi buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử
- ▪Cách thức tích hợp, áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 với hệ thống quản lý môi trường IS0 14001
- ▪Triển khai áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 vào các doanh nghiệp ngành du lịch
- ▪Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Không hy sinh an sinh xã hội, môi trường, tiến bộ và công bằng để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần
Bình luận
Nổi bật
Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25ha rừng để thực hiện 4 dự án quan trọng
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:52
(CL&CS) - Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 4 dự án: Dự án Xây dựng hồ chứa nước Khe Rắt, xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ; Dự án Nhà máy thủy điện Suối Choang (phần diện tích thuộc khu vực lòng hồ); Dự án Đầu tư khai thác mỏ đất san lấp tại thôn 22, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai.
Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46
(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam". Tại đây, Hội nghị đã đưa ra 5 nhóm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn.
Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46
(CL&CS) - Vừa qua, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững”. Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.