Hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế

(CL&CS) - Theo Tổng cục Thuế, thời gian vừa qua, ngành Thuế đã nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ thuế điện tử theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm hiện đại hóa công tác quản lý thuế, tạo thuận lợi và giảm chi phí, thời gian cho người nộp thuế.

Bên cạnh mặt tích cực được người dân, doanh nghiệp ghi nhận cũng còn có tồn tại một số vấn đề cần khắc phục. Cụ thể, trong ngành đã xảy ra một số vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến việc mua bán hóa đơn, hoàn thuế giá trị gia tăng, trong đó có công chức vi phạm nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự.

chi-nh-sa-ch-tie-n-te-jpeg-1682-1655117177_860x0

Để tăng cường kỷ cương, kỷ luật đối với công chức trong toàn ngành cũng như hạn chế các rủi ro trong quản lý thuế, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế các tỉnh, thành phố thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng tới từng công chức, cán bộ, thực hiện rà soát các doanh nghiệp, hộ kê khai có rủi ro cao về hóa đơn theo các văn bản chỉ đạo của Tổng cục Thuế và các văn bản yêu cầu phối hợp của các cơ quan thuế khác, trên cơ sở đó chỉ đạo áp dụng biện pháp quản lý thuế phù hợp.

Tổng cục Thuế yêu cầu Ban quản lý rủi ro, cục thuế các địa phương thường xuyên phân tích, đánh giá các địa bàn trọng điểm nơi phát sinh nhiều doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, phát sinh doanh thu tăng đột biến, bất thường để kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý của các cấp lãnh đạo và công chức theo dõi địa bàn, áp dụng triệt để các biện pháp nghiệp vụ đối với các trường hợp người nộp thuế có rủi ro cao gian lận hóa đơn, gian lận hoàn thuế. Kịp thời luân chuyển cán bộ, công chức lơ là, không làm hết trách nhiệm, bao che các doanh nghiệp mua bán hóa đơn bất hợp pháp, gian lận hoàn thuế.

Các cục thuế cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhất là công chức thường xuyên tiếp xúc với người nộp thuế, không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, khó khăn trong quá trình thực thi công vụ.

Đồng thời, tổ chức kiểm tra thực thi công vụ thường xuyên, đột xuất; kiểm tra, xác minh kịp thời những thông tin liên quan đến sai phạm của cán bộ, công chức. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các công chức sai phạm theo quy định của pháp luật và quy định của ngành.

Tổng cục Thuế yêu cầu người đứng đầu đơn vị các cấp chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật kỷ cương tại đơn vị; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi vi phạm chế độ, trách nhiệm hoặc khi xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.