Tin - Ảnh
Thứ sáu, 09/10/2020, 18:25 PM

Hải sản Việt Nam xuất khẩu giảm nhẹ 8 tháng đầu năm 2020

(CL&CS) - Dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp tại các thị trường nhập khẩu ảnh hưởng tới tiêu thụ hải sản tại phân khúc nhà hàng, dịch vụ thực phẩm; hoạt động khai thác nguyên liệu trong nước cũng bị tác động không nhỏ.

Ảnh hưởng dịch bệnh khiến xuất khẩu hải sản Việt Nam giảm

Ảnh hưởng dịch bệnh khiến xuất khẩu hải sản Việt Nam giảm

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 8 tháng đầu năm nay, XK hải sản khác của Việt Nam gồm cá biển, surimi, cua ghẹ và nhuyển thể hai mảnh vỏ đạt 1,4 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu cua ghẹ tăng tốt nhất, nhuyển thể hai mảnh vỏ tăng nhẹ, các mặt hàng còn lại giảm nhẹ.

Xuất khẩu cá biển (thuộc mã HS từ 0301 đến 0305 và 1604, trừ cá ngừ, cá tra) trong 8 tháng đầu năm nay đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất cá biển của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc tăng tốt khoảng 41,3% trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản và ASEAN giảm lần lượt 2% và 13,7%.

Xuất khẩu chả cá và surimi (bao gồm cả sản phẩm làm từ cá ngừ, cá tra) của Việt Nam 8 tháng đầu năm nay đạt trên 198 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất mặt hàng này của Việt Nam. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 21% trong khi xuất khẩu sang ASEAN và Nhật Bản giảm lần lượt 10% và 21%.

Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác (mã HS 03 và 16) của Việt Nam 8 tháng đầu năm nay đạt trên 107 triệu USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc tăng trưởng tốt nhất 323%; xuất khẩu sang Nhật Bản và Mỹ giảm lần lượt 1,8% và 27%.

Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong 8 tháng đầu năm tăng 3% đạt gần 62 triệu USD, xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng tăng sau khi sụt giảm liên tục trong 2 quý đầu năm. EU, Mỹ và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất mặt hàng này của Việt Nam. Xuất khẩu sang 3 thị trường này tăng lần lượt 2%; 0,2% và 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có những tín hiệu tích cực như nhu cầu thị trường nhích lên với phân khúc hải sản đồ hộp, đông lạnh, ướp và hun khói với thời hạn sử dụng lâu hơn. Giao dịch điện tử, bán lẻ online vẫn bù đắp được cho sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường. Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực, cũng hỗ trợ cho xuất khẩu hải sản khác của Việt Nam trong ba tháng cuối năm. Do vậy, xuất khẩu hải sản khác của Việt Nam những tháng cuối năm dự báo tăng nhẹ, mặc dù vẫn chịu tác động của dịch bệnh COVID-19 tại các thị trường nhập khẩu lớn.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

[Longform] Nhận diện thị trường bất động sản 2025: Áp lực hiện tại và kỳ vọng “bứt phá” trong tương lai?

[Longform] Nhận diện thị trường bất động sản 2025: Áp lực hiện tại và kỳ vọng “bứt phá” trong tương lai?

sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 13:47

Sau giai đoạn dài trầm lắng và chịu nhiều tác động từ yếu tố vĩ mô lẫn nội tại ngành, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào năm 2025 với nhiều kỳ vọng nhưng cũng không ít thách thức. Từ những phân khúc rơi vào tình trạng "đóng băng" đến nỗ lực gỡ nút thắt pháp lý, khơi thông dòng vốn – bức tranh toàn cảnh hiện tại cho thấy một thị trường đang trên hành trình tìm lại sự cân bằng. Trong bối cảnh đó, đâu là lực đẩy giúp thị trường phục hồi, và triển vọng nào đang mở ra trong tương lai gần?

Vận động viên Việt Nam đoạt thành tích ấn tượng tại IRONMAN 70.3 Đà Nẵng 2025

Vận động viên Việt Nam đoạt thành tích ấn tượng tại IRONMAN 70.3 Đà Nẵng 2025

sự kiện🞄Thứ ba, 13/05/2025, 20:24

(CL&CS)- 2 đại diện chủ nhà Việt Nam Nguyễn Thị Kim Cương và Nguyễn Thị Trà My đã xuất sắc lần lượt về đích ở vị trí thứ 2 và 3 ở nội dung nữ giải IRONMAN 70.3 Đà Nẵng 2025

Bắc Giang: Tăng cường áp dụng truy xuất nguồn gốc góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa

Bắc Giang: Tăng cường áp dụng truy xuất nguồn gốc góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa

sự kiện🞄Thứ bảy, 10/05/2025, 16:35

(CL&CS) - Bắc Giang phấn đấu đảm bảo 100% công chức quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có nhu cầu và 100% thành viên hội đồng phân hạng và đánh giá sản phẩm OCOP các cấp được tập huấn, đào tạo kiến thức quản lý nhà nước...