Hải quan tạo thuận lợi thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước

(CL&CS) - Năm 2023, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu ngân sách nhà nước 425.000 tỷ đồng. Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm.

Năm 2023, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu ngân sách nhà nước 425.000 tỷ đồng. Dự toán thu 2023 được xây dựng trên cơ sở dự kiến các chỉ tiêu kinh tế như: tốc độ tăng trưởng GDP 6-6,5%; giá dầu thô 70 USD/thùng; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 8-9%; kim ngạch nhập khẩu tăng từ 7-8%.

Tổng cục Hải quan cho biết vừa ban hành Chỉ thị 479/CT-TCHQ về thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023.

Tổng cục Hải quan cho biết vừa ban hành Chỉ thị 479/CT-TCHQ về thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023.

Theo báo cáo, tháng 1, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu do ngành hải quan quản lý chỉ đạt 24.852 tỷ đồng, giảm trên 42% so với cùng kỳ.

Tuần qua, Tổng cục Hải quan ban hành Chỉ thị 479/CT-TCHQ về thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023.

Để đạt được kế hoạch, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm.

Đối với địa phương, Thủ trưởng các đơn vị quán triệt việc nâng cao nhận thức, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác cải cách, hiện đại hóa gắn liền với nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trong quá trình thực thi công vụ; triển khai thực hiện Chiến lược phát triển hải quan Việt Nam đến năm 2030, hướng tới mục tiêu tổng quát là xây dựng hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình hải quan thông minh.

Một trong những nhiệm vụ đặt ra, Tổng cục Hải quan xác định việc tăng cường chống thất thu qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hải quan, quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Chủ động rà soát, phân loại, thu hồi và xử lý nợ thuế phát sinh trước ngày 1/1/2023, đồng thời, không để phát sinh nợ mới trong năm 2023 qua công tác thanh tra, kiểm tra.

Thực hiện nghiêm các quy định về chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm toán, Ủy ban kiểm tra Trung ương; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ và tự kiểm tra nội bộ.

Trên cơ sở nhiệm vụ chung của toàn ngành, các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện nghiêm túc các giải pháp chống thất thu ngân sách nhà nước cụ thể.

Về công tác phân loại và áp dụng mức thuế, Cục Thuế xuất nhập khẩu cần định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất rà soát, đề xuất xây dựng sửa đổi, bổ sung danh mục rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó tập trung đánh giá, phân tích và đưa vào danh mục những mặt hàng có rủi ro cao trong phân loại và xác định mã số.

Thực hiện kiểm tra, rà soát trên các hệ thống nghiệp vụ để kịp thời phát hiện các sai phạm, chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phó, Cục Kiểm định Hải quan thực hiện thống nhất công tác phân loại, xác định mã số và áp dụng mức thuế đảm bảo nguyên tắc một mặt hàng chỉ có một mã số theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Giao nhiệm vụ cho Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đề nghị cục theo dõi sát sao tình hình thu ngân sách nhà nước, các tác động ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước như việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do, sự biến động của giá dầu, sự biến động của kim ngạch xuất nhập khẩu có thuế, các khó khăn, vướng mắc về chính sách thuế, các cam kết hội nhập quốc tế đề kịp thời đề xuất, báo cáo lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo Bộ Tài chính.

Về công tác miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, Cục Thuế xuất nhập khẩu cần rà soát, chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra các trường hợp miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, không chịu thuế theo hướng dẫn; chỉ đạo các đơn vị đánh giá rủi ro, thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế sau khi hoàn thuế đề kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp gian lận, trục lợi đối với hình thức hoàn trước, kiểm sau.

Về công tác quản lý nợ thuế, Cục Thuế xuất nhập khẩu tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế của cục hải quan các tỉnh, thành phố, Cục Kiểm tra sau thông quan; chỉ đạo phân loại và xử lý các nhóm nợ.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 22:47

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đang triển khai thực hiện các thủ tục để đổi tên ngân hàng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 thông qua.

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.