Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 01/12/2019, 15:15 PM

Hai ngân hàng Australia và Đan Mạch rửa tiền tác hại đến người tiêu dùng

(NTD) - Ngày 26/11, Giám đốc điều hành (CEO) Brian Hartzer của Ngân hàng Westpac (Australia) đã xin từ chức vì rửa tiền. Trước đó, Ngân hàng Danske Bank (Đan Mạch) cũng bị điều tra vì dính đến bê bối rửa tiền. Với hai vụ này, người tiêu dùng bị thiệt hại lớn.

Cảnh sát cáo buộc CEO Hartzer của ngân hàng Westpac vi phạm luật chống rửa tiền “nghiêm trọng và có hệ thống” liên quan hơn 7 tỷ USD và ông đã xin từ chức.

1
Brian Hartzer, CEO của Westpac từ chức vì vụ bê bối rửa tiền gây chấn động Australia. (Ảnh: AFP).

CEO Hartzer từ chức vì rửa tiền

Trong thông báo từ chức, ông Hartzer nhấn mạnh: “Với cương vị giám đốc điều hành, tôi chấp nhận rằng xét cho cùng, tôi phải chịu trách nhiệm về mọi việc xảy ra tại ngân hàng. Rõ ràng là chúng tôi đã không đạt được những gì người tiêu dùng mong đợi, cũng như những trông chờ của chính chúng tôi”.

Vào ngày 27/11, Cơ quan chống rửa tiền của Australia (AUSTRAC) tuyên bố đã có biện pháp đối với Westpac vì ngân hàng này đã không báo cáo các giao dịch chuyển tiền quốc tế hơn 19,5 triệu USD, trong đó bao gồm cả “những giao dịch mang tính rủi ro cao” tới các nước Đông Nam Á có khả năng liên quan đến lạm dụng trẻ con.

Nicole Rose - lãnh đạo AUSTRAC cho biết, Westpac đã rất nhiều lần vi phạm luật chống rửa tiền và chống hỗ trợ tài chính khủng bố. Họ bị cáo buộc cố tình giấu số tiền giao dịch trong giai đoạn từ năm 2013-2018 trị giá lên tới 11 tỷ AUD (khoảng 7 tỷ USD).

Trong báo cáo trình Tòa án liên bang Australia, AUSTRAC lưu ý rằng mỗi giao dịch vi phạm sẽ đối mặt với mức phạt từ 17-21 triệu AUD (11,6-14,3 triệu USD), theo đó, ngân hàng này có thể bị phạt tổng cộng tới hàng trăm tỷ AUD.

Khi tuyên bố từ chức, ông Hartzer đã giải trình rằng nhiều khoản giao dịch mà AUSTRAC cho là ngân hàng không báo cáo là các khoản thanh toán định kỳ và có giá trị thấp từ các quỹ hưu trí của chính phủ nước ngoài cho người dân sinh sống tại Australia.

Chủ tịch Westpac là Lindsay Maxted, phản ứng về vụ gây sốc này: “Hội đồng quản trị thừa nhận mức độ nghiêm trọng của các vấn đề mà AUSTRAC nêu ra. Để khắc phục, chúng tôi đã tìm kiếm phản hồi từ tất cả các bên liên quan, bao gồm cả những cổ đông và đã thực hiện nhiều biện pháp để chứng minh rằng những thay đổi trong hội đồng quản trị và phương thức quản lý là nhằm hướng tới lợi ích tốt nhất cho ngân hàng và người tiêu dùng”.

Theo thông báo chính thức từ Westpac, ông Maxsted đề nghị xem lại mức lương hưu của ông đến tháng 6/2020, còn Giám đốc kỳ cựu Ewen Crouch sẽ không tham gia tái tranh cử vào tháng tới để Westpac tìm kiếm tân lãnh đạo.

Peter King - Giám đốc tài chính hiện tại của Westpac, sẽ thay ông Hartzer trong vai trò CEO tạm quyền từ ngày 2/12, cho đến khi hoàn tất quá trình tìm kiếm người thay thế dài lâu.

Được biết, Westpac không phải ngân hàng lớn đầu tiên của Australia vướng bê bối tài chính và chịu mức phạt lớn. Năm 2018, ngân hàng cho vay lớn nhất Australia là Commonwealth Bank (CBA), đã phải đối mặt với mức phạt lên tới 1.000 tỷ USD sau khi AUSTRAC phát hiện CBA đã không báo cáo về 53.500 giao dịch. Sau đó, CBA giảm mức phạt xuống còn 700 triệu AUD (477 triệu USD).

Tại châu Âu, từ đầu năm nay, một ngân hàng Đan Mạch cũng đã dính vào bê bối rửa tiền.

2
Ngân hàng Danske Bank dính bê bối vụ rửa tiền trị giá hàng trăm tỷ euro. (Ảnh: Reuters).

Tâm điểm bị điều tra rửa tiền là Ngân hàng Danske Bank

Ngày 2/10, các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) cam kết chung tay đẩy mạnh công tác chống nạn rửa tiền sau khi vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng trăm tỷ euro tại Ngân hàng Danske Bank gây chấn động toàn châu Âu. Phát biểu tại cuộc họp, Hartwig Loger - Bộ trưởng Tài chính Áo, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cho biết các bên đã nhất trí rằng việc cải tổ là cần thiết.

Hôm 21/2, ngân hàng lớn nhất Thụy Điển Swedbank thông báo mở cuộc điều tra các cáo buộc liên quan tới hoạt động rửa tiền tại các nước thuộc khu vực biển Baltic trong vụ bê bối mà Ngân hàng Danske Bank ở quốc gia láng giềng Đan Mạch đang bị điều tra.

Cuộc điều tra được tiến hành sau khi một chương trình truyền hình Thụy Điển khẳng định đã nhìn thấy những tài liệu cho thấy nhiều giao dịch khả nghi giúp chuyển ít nhất 40 tỷ kronor (4,3 tỷ USD) từ các tài khoản ngân hàng của Swedbank tới các nước Baltic diễn ra từ năm 2007-2015.

Swedbank thông báo đã chỉ định Công ty Kiểm toán Ernst and Young phân tích các tài liệu và phụ trách điều tra bên ngoài. Ngay sau thông báo này, cổ phiếu của Swedbank lập tức giảm 9% giá trị trên thị trường chứng khoán Stockholm, khiến mã chứng khoán giảm hơn 20% giá trị chỉ trong vòng 2 ngày khiến người tiêu dùng lao đao. Gabriel Francke Rodau - người phát ngôn của Swedbank khẳng định rằng rửa tiền là loại hình tội phạm nguy hiểm và là một trong những thách thức khó khăn nhất mà ngành ngân hàng đang phải đối mặt.

Vào ngày 23/9, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo đã yêu cầu EBA mở cuộc điều tra nhằm vào Danske Bank sau khi ngân hàng này thông báo một phần lớn trong các giao dịch với tổng trị giá lên tới 200 tỷ euro được thực hiện tại chi nhánh của ngân hàng này ở Estonia đều thuộc diện “đáng nghi”.

Hiện các cơ quan điều tra ở Copenhagen (Đan Mạch), Brussels (Bỉ), London (Vương quốc Anh) và Mỹ đang điều tra các giao dịch với tổng trị giá khoảng 200 tỷ euro (226 tỷ USD) khả nghi chuyển qua chi nhánh Danske Bank tại Estonia trong khoảng thời gian từ năm 2007-2015. Các giao dịch này có liên quan tới khoảng 15.000 khách hàng nước ngoài. Dạo tháng 12/2018, cảnh sát Estonia đã bắt giữ 10 cựu nhân viên của Danske Bank tình nghi lợi dụng các khách hàng nước ngoài để che giấu hoạt động rửa tiền.

Trọng tâm sáng kiến mới của EU là việc tăng cường phạm vi quyền hạn cho Cơ quan Giám sát ngân hàng châu Âu (EBA) chuyên trách các ngân hàng của EU. Cơ quan này vốn đã thành lập năm 2010, sẽ chuyển trụ sở từ London sang Paris trong năm 2020 với mục tiêu giám sát và chống nạn rửa tiền.

Trong số các tài khoản bị điều tra, khoảng 6.200 có dấu hiệu khả nghi và đều đã lọt vào tầm ngắm của giới chức. Trong số các thiệt hại do hai vụ rửa tiền gây ra, người tiêu dùng mất nhiều triệu USD vì cổ phiếu sụt giảm.

Kim Thoa (Theo AFP, Reuters)

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.