Thứ năm, 16/02/2023, 22:15 PM

Hà Nội, sắp đưa thêm 2/14 dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ đi vào vận hành

(CL&CS)- Đây là khẳng định của ông Bùi Tiến Thành, trưởng phòng phát triển đô thị (sở Xây dựng Hà Nội) tại cuộc trao đổi với phóng viên TC. CL& CS xung quanh chủ trương cải tạo, xây mới chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.

Xin ông (bà) cho biết hiện tại TP Hà Nội còn bao nhiêu chung cư cũ cần cải tạo xây mới. Dự kiến năm 2023 và những năm tiếp theo TP có những kế hoạch gì để thúc đẩy tiến độ cải tạo xây mới nhà cũ?

Theo thống kê đến năm 2020, trên địa bàn Thành phố có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ cần cải tạo, xây dựng lại (bao gồm khoảng 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và khoảng 306 chung cư cũ độc lập, đơn lẻ) chủ yếu được xây dựng từ những năm 1960 đến 1994 (một số ít nhà xây dựng trước năm 1954) tập trung chủ yếu tại các quận nội thành và nội đô lịch sử. Số lượng cụ thể đang tiếp tục được UBND Thành phố chỉ đạo rà soát, thống kê theo quy định.

86D2E1A9-E580-4C70-9DE3-D9D2E8F1AB2D

Ông Thành- Hà Nội, sắp đưa thêm 2/14 dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ đi vào vận hành. Ảnh: Đức Nguyễn.

Để đẩy nhanh công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Căn cứ Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, UBND Thành phố đã ban hành Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố tại Quyết định số 5289/QĐ-UBND ngày 18/12/2021 và ban hành 05 Kế hoạch triển khai Đề án: (1) Kế hoạch 329/KH-UBND ngày 31/12/2021 về nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn Thành phố; (2) Kế hoạch số 333/KH-UBND ngày 31/12/2021 về triển khai thực hiện Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội; (3) Kế hoạch số 334/KH-UBND ngày 31/12/2021 về tổng kiểm tra rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội; (4) Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 31/12/2021 về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội – Đợt 1; (5) Kế hoạch số 254/KH-UBND ngày 27/9/2022 tiếp tục triển khai công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội (Đợt 2).

Để đạt được mục tiêu kế hoạch đặt ra TP Hà Nội đã có những chủ trương chính sách gì mới để thu hút nhà đầu tư tham gia?

Vừa qua trong quá trình góp ý sửa đổi Nghị định 101/2025/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, Thành phố đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng sửa đổi các quy định để giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thời gian qua. Đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã giải quyết cơ bản được các khó khăn nêu trên. Trong đó quy định cụ thể trình tự thủ tục triển khai dự án, lựa chọn chủ đầu tư, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời, các cơ chế ưu đãi khi thực hiện dự án,... Đồng thời, căn cứ Nghị định số 69/2021/NĐ-CP, UBND Thành phố đã chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng, ban hànhĐề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó đã xác định 08 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về: (i) Tổng rà soát, khảo sát, kiểm định chung cư cũ; (ii) Lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết chung cư cũ; (iii) Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; (iv) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; (v) Công tác giải phóng mặt bằng và bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhà ở tạm thời (tạm cư); (vi) Tạo lập quỹ nhà ở tạm thời (tạm cư); (vii) Thực hiện các chính sách ưu đãi theo quy định; (viii) Các công tác khác có liên quan; đồng thời giao nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho UBND các quận, huyện nơi có nhà chung cư, các Sở, ngành, đơn vị liên quan để tổ chức triển khai thực hiện, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn Thành phố. Trong quá trình xây dựng Đề án, Thành phố cũng đã tổ chức nhiều lần lấy ý kiến góp ý rộng rãi, trong đó lấy ý kiến của các Nhà đầu tư đã từng triển khai các dự án và các Nhà đầu tư quan tâm đến cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn Thành phố nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả đầu tư khi các Nhà đầu tư thực hiện dự án. Theo đó, các giải pháp của Đề án đã nhận được sự đồng thuận cao của các Nhà đầu tư.

Do đó, với việc Thành phố ban hành Đề án và các Kế hoạch triển khai Đề án thì sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.

Trong năm 2023 thành phố sẽ khởi công, cũng như đưa thêm bao nhiêu chung cư được cải tạo mới đi vào hoạt động?

Theo nội dung Đề án và các Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án được UBND Thành phố phê duyệt đã xác định triển khai công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo 04 đợt, trong đó đợt 1, Thành phố sẽ ưu tiên thực hiện công tác quy hoạch chi tiết, kiểm định để triển khai cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư, trong đó: 04 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D trên địa bàn quận Ba Đình (Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp) và nhà chung cư đơn lẻ cấp D phát sinh trong quá trình rà soát, kiểm định; 06 khu chung cư có tính khả thi như: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân; Xem xét Đề án quy gom tái định cư các chung cư cũ đơn lẻ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (UBND quận Hoàn Kiếm đang xây dựng Đề án); rà soát 14 dự án đang triển khai, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ.

Dự kiến trong năm 2023 đối với các khu chung cư thuộc đợt 1 đã hoàn thành công tác kiểm định, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 sẽ triển khai lựa chọn chủ đầu tư để triển khai cải tạo, xây dựng lại khoảng 02-03 khu chung cư và các nhà chung cư khác có đủ điều kiện triển khai thực hiện theo quy định. Nội dung này phụ thuộc chủ yếu công tác triển khai của các quận, huyện nơi có chung cư cũ theo các nhiệm vụ đã đề ra tại Đề án và các Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án được UBND Thành phố phê duyệt, nhất là công tác lập quy hoạch và công tác kiểm định chung cư cũ làm cơ sở để lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Theo báo cáo của các Nhà đầu tư, trong 14 dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đang triển khai, đến nay đã có 02 dự án hoàn thành thi công xây dựng, chuẩn bị đưa vào vận hành, khai thác; đối với các dự án còn lại đang triển khai công tác đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng, lựa chọn chủ đầu tư dự án, trong thời gian tới Sở Xây dựng tiếp tục chủ trì cùng các Sở, ngành đôn đốc, hướng dẫn các Nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án.

Bình luận

Nổi bật

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS) - Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư, chú trọng vào việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, thể hiện rõ nét nhất là việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Lấy ý kiến 11 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Lấy ý kiến 11 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS) - Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân về 11 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn.

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:28

(CL&CS) - Sự ra đời của TCVN 5603:2023 giúp nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực vào tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.