Thứ năm, 04/04/2024, 20:47 PM

Hà Nội rót 150 tỷ cho tuyến đường 10 làn xe rộng thênh thang, giúp kết nối 5 quận huyện phía Tây Thủ đô

Sau khi hoàn thành vào năm 2025, tuyến đường sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng nói riêng và khu vực Tây Bắc Hà Nội nói chung.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, năm 2024, thành phố Hà Nội sẽ bắt đầu bố trí vốn cho một số dự án khởi công mới. Trong số đó có dự án xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long (đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài), huyện Đan Phượng với tổng vốn đầu tư 1.298,596 tỷ đồng. Với dự án này, Hà Nội dự kiến bắt đầu rót vốn trong năm nay với số tiền 150 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được hoàn thành trong năm 2025, tuyến đường sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng nói riêng và khu vực Tây Bắc Hà Nội nói chung.

Những đoạn khác trên đường Tây Thăng Long đang được triển khai

Những đoạn khác trên đường Tây Thăng Long đang được triển khai

Tuyến đường Tây Thăng Long có tổng chiều dài 33km, chiều rộng 60,5m với 10 làn xe, kết nối từ đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ) đến thị xã Sơn Tây. Đây là dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội khi được quy hoạch là tuyến đường trục hướng tâm theo hướng Đông - Tây kết nối đô thị vệ tinh Sơn Tây với khu vực đô thị trung tâm và kết nối 5 quận, huyện, thị xã (Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây). Trước đó, Hà Nội đã có 3 trục đường kết hướng tâm theo hướng này là Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long và Quốc lộ 6.

Với đường Tây Thăng Long, khi tuyến đường này được hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ góp phần nâng cấp mạng lưới giao thông Thủ đô. Đặc biệt ở thời điểm hiện tại, tuyến đường tuy chưa hoàn thành nhưng đã có hàng loạt các dự án, công trình lớn được xây dựng 2 bên. Điều này, có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quận huyện ở phía Tây Hà Nội, giúp đồng bộ, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở các địa phương có tuyến đường đi qua, hình thành trục bất động sản mới cho khu vực này.

Ngoài đoạn đường Tây Thăng Long, Hà Nội cũng bắt đầu rót vốn thực hiện một số dự án khác. Có thể kể đến một số dự án: Vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ 32 với tổng vốn đầu tư 1.495 tỷ đồng, năm nay được bố trí 5 tỷ đồng; cầu Tân Phú bắc qua sông Đáy thuộc huyện Quốc Oai và huyện Hoài Đức với tổng vốn 119,6 tỷ đồng, năm nay được bố trí 20 tỷ đồng; dự án nâng cấp đường tỉnh 428A đoạn từ cầu Cống Thần đến cầu Giẽ, huyện Phú Xuyên với tổng mức đầu tư 125,8 tỷ đồng, năm nay được bố trí 40 tỷ đồng. 

Chi Chi

Bình luận

Nổi bật

Huyện miền núi của thủ phủ công nghiệp miền Bắc hạ tầng giao thông 'lên hạng': BĐS được đà 'ăn theo', hưởng lợi lớn

Huyện miền núi của thủ phủ công nghiệp miền Bắc hạ tầng giao thông 'lên hạng': BĐS được đà 'ăn theo', hưởng lợi lớn

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 21:46

Trung tâm của huyện miền núi này đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư khi hạ tầng kết nối của địa phương đang được đầu tư nâng cấp, góp phần thúc đẩy sự khởi sắc cho bất động sản nơi đây.

TP. HCM dự chi gần 35 tỷ USD xây 10 tuyến metro mới phủ khắp thành phố

TP. HCM dự chi gần 35 tỷ USD xây 10 tuyến metro mới phủ khắp thành phố

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 21:45

Theo đề án, đến năm 2035, dự kiến TP. HCM xây dựng hoàn thành khoảng 183km, đến 2060 sẽ có 510km metro.

Những khu đô thị nào tại Đồng Nai và TP. HCM sắp được hưởng lợi lớn nhờ hạ tầng giao thông?

Những khu đô thị nào tại Đồng Nai và TP. HCM sắp được hưởng lợi lớn nhờ hạ tầng giao thông?

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 21:44

Dự án được kỳ vọng sẽ giảm tải cho cầu Đồng Nai và cầu Long Thành, thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện có nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam.