Thứ tư, 04/05/2022, 19:59 PM

Hà Nội nâng cao chất lượng cải cách hành chính phục vụ nhân dân

(CL&CS) - TP Hà Nội đang tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính, hướng tới mục tiêu trở thành 1 trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử vào năm 2025.

Kết quả chỉ số (cải cách hành chính) CCHC năm 2021 vừa được TP. Hà Nội công bố, Sở Tài chính đứng đầu khối sở, cơ quan tương đương sở với chỉ số CCHC 89,83%; quận Cầu Giấy đứng đầu các quận, huyện, thị xã với chỉ số CCHC 95,24%.

Sở Tài chính đứng đầu khối sở, cơ quan tương đương sở với chỉ số CCHC 89,83%.

Sở Tài chính đứng đầu khối sở, cơ quan tương đương sở với chỉ số CCHC 89,83%.

Bộ Chỉ số CCHC giai đoạn 2021-2025 tại Hà Nội có nhiều điểm mới. Trong đó, các tiêu chí đánh giá được lượng hóa, đánh giá tính hiệu quả CCHC dựa trên kết quả đầu ra, giảm trọng số điểm với các tiêu chí đánh giá mang tính hình thức, dựa trên sự tuân thủ. Do đó, các tiêu chí đánh giá chặt chẽ, cụ thể, lược bỏ các tiêu chí không rõ, khó định lượng.

TP Hà Nội trong quá trình đánh giá đã tăng số điểm đối với các nội dung được xác định là trọng tâm, đột phá trong công tác CCHC giai đoạn 2021 - 2025 đó là: Vai trò, trách nhiệm, tính hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.

Quá trình đánh giá đã lồng ghép, bổ sung nội dung chấm điểm mà TP Hà Nội đang quan tâm, tập trung chỉ đạo liên quan đến Chỉ số Đo lường sự hài lòng của người dân (SIPAS) và Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) trong nội dung chấm điểm Chỉ số CCHC.

Kết quả chung năm 2021 cho thấy Chỉ số CCHC trung bình của khối huyện cao hơn khối Sở (90.55% của khối Huyện so với 81.95% của khối Sở). So với năm 2020, kết quả năm 2021 của khối Huyện tăng 0,76%, trong khi kết quả của khối Sở giảm 2,84%. Điều cho thấy các quận, huyện, thị xã đã có sự nỗ lực, quyết tâm cải thiện chất lượng công tác cải cách hành chính.

Trong khối huyện, các nội dung có kết quả trung bình năm 2021 tăng cao là Lĩnh vực: Tác động CCHC đến phát triển kinh tế xã hội của Thành phố (tăng 9,72%); lĩnh vực cải cách tài chính công (tăng 8,57%). Ở khối Sở, các nội dung có kết quả trung bình năm 2021 tăng cao là lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (tăng 12,89%); lĩnh vực tác động CCHC đến phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố (tăng 10,76%).

Chỉ số CCHC năm 2021 cũng cho thấy, một số đơn vị tiếp tục duy trì Chỉ số CCHC ổn định, thứ hạng cao trong nhiều năm (Sở Tài chính, Sở Nội vụ, UBND quận Cầu Giấy, UBND quận Long Biên...). Nhiều đơn vị đã có sự quyết tâm, bút phá trong công tác CCHC như Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc, UBND quận Hà Đông, UBND huyện Quốc Oai, UBND huyện Ba Vì...).

TP Hà Nội quyết tâm thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ năm 2022

Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ; Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030. Trong giai đoạn 2021-2030, Thành phố sẽ tập trung phát triển mạnh mẽ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đổi mới căn bản, toàn diện tư duy quản lý, điều hành của chính quyền, đặc biệt là công tác CCHC, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Hà Nội quyết liệt hoàn thành tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp

Hướng tới phát triển các cụm công nghiệp là giải pháp để thúc đẩy sản xuất công nghiệp. Năm 2022, khởi công 41 dự án theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội trên cơ sở nhiều giải pháp cụ thể đã được chỉ ra, cần quyết liệt triển khai, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, địa phương.

Hà Nội khắc phục hạn chế trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

TP Hà Nội phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 kéo dài sang năm 2022, hoàn thành giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 theo quy định của Luật Đầu tư công. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để khắc phục tồn tại, hạn chế.

Hà Nội tập trung xử lý các dự án chậm triển khai

HĐND TP. Hà Nội ban hành Nghị quyết số 04/NQ-HĐND về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn. Theo đó, UBND TP Hà Nội tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu trong Nghị quyết, các kiến nghị sau giám sát, tái giám sát của HĐND thành phố để tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn.

Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về công tác CCHC của cơ quan, đơn vị trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố. Lấy kết quả chỉ số CCHC hằng năm của cơ quan, đơn vị là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực người đứng đầu; đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức và gắn với công tác thi đua – khen thưởng.

TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh cải cách TTHC, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phụ vụ. Chủ động triển khai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng xu hướng phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và việc chuyển đổi số trong giai đoạn sắp tới.

Kết quả chỉ số CCHC khối Sở, cơ quan tương đương Sở năm 2021:

1. Sở Tài Chính: 89,83%

2. Sở Lao Động-Thương binh và Xã hội: 89,71%

3. Sở Nội vụ: 88,76%

4. Sở Tư pháp: 87,92%

5. Sở Giao thông vận tải: 87,78%

6. Sở Xây dựng: 87,56%

7. Sở Công Thương: 86,73%

8. Sở Khoa học công nghệ: 84,89%

9. Sở Giáo dục và Đào tạo: 84,83%

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: 84,31%

11. Ban Dân tộc Thành phố: 83,79%

12. Văn phòng UBND Thành phố: 83,47%

13. Sở Văn hoá và Thể thao: 83,32%

14. Sở Du lịch: 82,7%

15. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 81,90%

16. Thanh tra Thành phố: 79,39%

17. Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất: 78,68%

18. Quy hoạch Kiến trúc: 76,40%

19. Sở Ngoại vụ: 73,31%

20. Sở Thông tin và Truyền thông: 71,34%

21. Sở Y tế: 68,13%

22. Sở Tài nguyên và Môi trường: 68,11%

Kết quả chỉ số CCHC khối quận, huyện, thị xã năm 2021:

1. Quận Cầu Giấy: 95,24%

2. Quận Hoàn Kiếm: 93,19%

3; Quận Long Biên 93,01%

4. Quận Đống Đa: 92,65%

5. Quận Tây Hồ: 92,40%

6. Huyện Thanh Trì: 92,38%

7. Quận Thanh Xuân: 91,92%

8. Huyện Đông Anh: 91,90%

9. Quận Hà Đông: 91,84%

10. Quận Ba Đình: 91,58%

11. Huyện Mỹ Đức: 91,25%

12. Huyện Quốc Oai: 91,08%

13. Quận Nam Từ Liêm: 90,78%

14. Quận Bắc Từ liêm: 90,62%

15. Huyện Thanh Oai: 90,48%

16. Huyện Gia Lâm: 90%

17. Huyện Ba Vì: 89,97%

18. Huyện Phú Xuyên: 89,90%

19. Quận Hoàng Mai: 89,86%

20. Huyện Hoài Đức: 89,81%

21. Huyện Phúc Thọ: 89,75%

22. Quận Hai Bà Trưng: 89,64%

23. Huyện Mê Linh: 89,30%

24. Huyện Đan Phượng: 89,26%

25. Huyện Chương Mỹ: 88,80%

26. Thị xã Sơn Tây: 88,69%

27. Huyện Sóc Sơn: 88,63%

28. Huyện Thạch Thất: 87,93%

29. Huyện Ứng Hòa: 87,62%

30. Huyện Thường Tín: 87,16%.

- Nguồn: hanoi.gov.vn

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:24

(CL&CS) - Lần đầu tiên góp mặt tại Tuần lễ thiết kế Milan 2024 (Italia) - sân chơi quốc tế của ngành nội thất, nơi hội tụ các thương hiệu lớn và các nhà thiết kế khắp nơi trên thế giới - các sản phẩm gỗ và mỹ nghệ Việt Nam đã tạo được dấu ấn đậm nét.

Thành phố nằm trong top 3 điểm du lịch trong nước yêu thích nhất sẽ có thêm hai tuyến phố đi bộ

Thành phố nằm trong top 3 điểm du lịch trong nước yêu thích nhất sẽ có thêm hai tuyến phố đi bộ

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 11:57

Với hơn 130 tuổi, đây là thành phố du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, nằm trên cao nguyên Lâm Viên ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển.

Tỉnh nằm ở vị trí vàng 'nhất cận thị, nhì cận giang, tam cận lộ' chuẩn bị đón thành phố thứ hai

Tỉnh nằm ở vị trí vàng 'nhất cận thị, nhì cận giang, tam cận lộ' chuẩn bị đón thành phố thứ hai

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 11:56

Đây là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2.510,61km2.