Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP
(CL&CS)- Tính đến hết tháng 4/2024, 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai đánh giá, phân hạng được hơn 12.000 sản phẩm OCOP. Trong đó, TP Hà Nội tiếp tục đứng đầu về số lượng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thông qua Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), ngày càng có nhiều sản phẩm, đặc sản, nông sản, ngành nghề nông thôn được khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.
Bên cạnh đó, các địa phương đã từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, gắn với vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp... Qua thống kê, tỷ lệ chủ thể OCOP xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định theo liên kết chuỗi giá trị sản phẩm OCOP là 34,6%.
Đồng thời, chương trình góp phần tạo thêm việc làm, thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế ở những vùng đặc biệt khó khăn và các nhóm yếu thế như: đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ (tỷ lệ chủ thể OCOP mở rộng quy mô về lao động là 34,6%; tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ giữ ổn định với khoảng 40%, tỷ lệ chủ thể là người dân tộc thiểu số khu vực khó khăn, miền núi chiếm 17,1%).
Trong số hơn 12.000 sản phẩm OCOP, có gần 74% sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 24% sản phẩm OCOP đạt 4. 42 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao.
Đáng khích lệ, Chương trình OCOP ngày càng thu hút được sự tham gia của đông đảo các thành phần kinh tế. Hiện, đã có 6.542 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, trong đó có 32,5% là hợp tác xã, 22% là doanh nghiệp, 40,3% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.
Đồng bằng sông Hồng là khu vực dẫn đầu cả nước với gần 31% số lượng sản phẩm OCOP của cả nước. Tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long (18%), miền núi phía Bắc (16,8%), vùng Đông Nam Bộ (5,8%).
Đặc biệt, Hà Nội tiếp tục đứng đầu về số lượng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Từ năm 2019 đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao.
Hiện thành phố có 1.350 làng nghề, trong đó 321 làng nghề truyền thống đã được công nhận. Bên cạnh các làng nghề, Hà Nội còn có 1.136 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại, 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển, hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; cùng với đó là hàng nghìn sản vật nông nghiệp nức tiếng xưa nay. Đây chính là tiềm năng thúc đẩy du lịch nông thôn cũng như xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố.
Trung Kiên
Bình luận
Nổi bật
Áp thuế VAT 5% với phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Theo Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, trong điều kiện hiện nay, việc sửa đổi Luật Thuế 71 theo hướng áp GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón là rất phù hợp. Khi đó, cả "3 nhà" là nhà nông, Nhà nước và doanh nghiệp (DN) đều được hưởng lợi.
Hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS)- Người tiêu dùng có thể tận hưởng trải nghiệm mua sắm với nhiều ưu đãi hấp dẫn, đồng thời hòa mình vào không khí lễ hội tôn vinh tinh hoa hàng Việt Nam.
Yếu tố thuận lợi, xuất khẩu rau quả năm 2024 có thể đạt hơn 7 tỷ USD
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
(CL&CS) - Nhu cầu của thị trường thế giới tăng trong dịp lễ tết cuối năm, cộng với hiệu quả từ các Nghị định thư sẽ là những yếu tố chính giúp thúc đẩy xuất khẩu rau quả trong thời gian tới.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.