Hà Nội: Đề xuất tăng giá vé xe buýt

(CL&CS) - Theo đề xuất với giá vé lượt, cự ly dưới 15 km có mức điều chỉnh thấp nhất từ 7.000 lên 8.000 đồng; 15-25 km từ 7.000 lên 10.000 đồng; 25-30 km từ 8.000 lên 12.000 đồng; 30-40 km từ 9.000 lên 15.000 đồng...

Theo đề xuất của Sở GTVT Hà Nội, giá vé xe buýt Hà Nội lượt cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 lên 8.000 đồng; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 lên 10.000 đồng; từ 25km đến dưới 30km tăng từ 8.000 lên 12.000 đồng; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 lên 15.000 đồng; và từ 40km trở lên tăng từ 9.000 lên 20.000 đồng.

Vé tháng có mức tăng trung bình 40%. Cụ thể học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp đi một tuyến là 70.000 đồng (hiện 55.000 đồng), liên tuyến 140.000 đồng (hiện 100.000 đồng). Vé tập thể đi một tuyến 100.000 đồng (hiện 70.000 đồng), liên tuyến 200.000 đồng (hiện 140.000 đồng).

Người có công, người cao tuổi (60 trở lên), trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo tiếp tục được miễn tiền vé xe buýt. Ngân sách thành phố hỗ trợ 50% giá vé tháng đối với học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp; hỗ trợ 30% vé tháng với cán bộ, nhân viên tại các văn phòng công sở, doanh nghiệp khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể.

Sở GTVT Hà Nội vừa trình UBND TP Hà Nội phương án tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 1/7/2024.

Sở GTVT Hà Nội vừa trình UBND TP Hà Nội phương án tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 1/7/2024.

Nếu tăng như đề xuất, doanh thu bán vé tăng khoảng 300 tỷ đồng mỗi năm. Sở Giao thông Vận tải dự báo khi mới tăng giá vé, số khách có thể giảm, nhưng vẫn đảm bảo doanh thu. Năm 2014, khi điều chỉnh giá vé, hành khách đi vé tháng giảm 3% nhưng doanh thu tăng 15%, vé lượt giảm 10%, doanh thu tăng 20%.

Lý giải cho đề xuất trên, Sở Giao thông Vận tải cho rằng từ năm 2014 đến nay thành phố đã không điều chỉnh nên giá vé đang rất thấp so với mặt bằng thu nhập người dân. Thu nhập bình quân của người Hà Nội năm 2022 khoảng 8,4 triệu đồng, tăng 75% so với năm 2014. Theo tính toán, chi phí đi lại chiếm khoảng 10% tổng thu nhập, tương ứng mỗi người chi 800.000 đồng "là chấp nhận được".

So với 9 năm về trước thì hiện mạng lưới các tuyến buýt có 132 tuyến trợ giá phủ rộng khắp 30/30 quận, huyện, thị xã, tuyến cự ly dài nhất 61,05 km. Giá vé hiện nay của các tuyến có cự ly từ 30km đến 60km có mức giá như nhau là chưa phù hợp với cự ly di chuyển của hành khách.

Cùng với đó, việc tăng vé xe buýt này cũng nhằm giảm mức trợ giá của thành phố, vì thực tế các năm qua, do giá vé xe buýt thấp nên thành phố luôn phải tăng trợ giá năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, giai đoạn 2015 - 2019 đã trợ giá trung bình 1,371 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2020 - 2022 trợ giá trung bình 2.230 tỷ đồng/năm, riêng năm 2022 trợ giá là 2.991 tỷ đồng, còn năm 2023 trợ giá 2.754 tỷ đồng có giảm nhưng không nhiều.

Hiện hành khách sử dụng vé tháng chiếm trên 80% tổng lượng khách đi xe buýt ở Hà Nội, số lượng thẻ vé miễn phí tăng dần theo từng năm.

Nếu tăng như đề xuất, doanh thu bán vé tăng khoảng 300 tỷ đồng mỗi năm. Sở GTVT Hà Nội dự báo khi mới tăng giá vé, số khách có thể giảm, nhưng vẫn đảm bảo doanh thu. Năm 2014, khi điều chỉnh giá vé, hành khách đi vé tháng giảm 3% nhưng doanh thu tăng 15%, vé lượt giảm 10%, doanh thu tăng 20%.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Hà Nội: Đề xuất tăng giá vé xe buýt

Hà Nội: Đề xuất tăng giá vé xe buýt

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 12:14

(CL&CS) - Theo đề xuất với giá vé lượt, cự ly dưới 15 km có mức điều chỉnh thấp nhất từ 7.000 lên 8.000 đồng; 15-25 km từ 7.000 lên 10.000 đồng; 25-30 km từ 8.000 lên 12.000 đồng; 30-40 km từ 9.000 lên 15.000 đồng...

Vì sao BĐS Bình Dương thu hút các chủ đầu tư lớn trong và ngoài nước?

Vì sao BĐS Bình Dương thu hút các chủ đầu tư lớn trong và ngoài nước?

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 12:13

Từ đầu năm đến nay Bình Dương thu hút gần 4.300 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 40,6 tỷ USD từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 3 cả nước sau TP.HCM và Hà Nội. Các KCN tại Bình Dương luôn đạt tỷ lệ lấp đầy 93,67%.

Đối tượng nào được hưởng lợi nhiều nhất sau khi Luật Đất Đai có hiệu lực?

Đối tượng nào được hưởng lợi nhiều nhất sau khi Luật Đất Đai có hiệu lực?

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 12:11

Theo giới chuyên gia, những thay đổi của Luật Đất đai 2024 có thể thúc đẩy sự tăng giá đất trong tương lai khi tần suất cập nhật giá đất tăng lên và mức độ chính xác cao hơn. Trong đó, 2 nhóm đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất là người Việt Nam ở nước ngoài và người thuộc diện tái định cư/được bồi thường.