Thứ sáu, 21/06/2024, 11:26 AM

Đề xuất mới nhằm ngăn chặn việc tự gắn mác 'siêu sang' cho các dự án chung cư

Nhằm ngăn chặn tình trạng tự gắn mác 'siêu sang' cho các dự án chung cư để huy động vốn, bán căn hộ, Chủ tịch HoREA đề xuất cần bắt buộc chủ đầu tư đăng ký và công bố xếp hạng chung cư trước khi mở bán.

Trong cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở mới do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì vào ngày 20/6, nhiều ý kiến nổi bật đã được đưa ra và gây chú ý, theo báo VnExpress.

Theo đó, một trong số những ý kiến nổi bật đáng chú ý chính là đề xuất công bố xếp hạng chung cư trước khi mở bán.

Cụ thể, đây là đề xuất của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) nêu ra tại cuộc họp.

Theo ông Châu, thực tế có nhiều dự án chung cư được gắn mác "cao cấp" hay "siêu sang" để huy động vốn và bán căn hộ, do đó cần có quy định bắt buộc các chủ đầu tư phải đăng ký xếp hạng chung cư theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng và công bố trước khi huy động vốn, mở bán.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA). Ảnh: Internet

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA). Ảnh: Internet

Tháng 8/2023, Ủy ban Pháp luật (UBPL) của Quốc hội cũng đã chỉ ra thực trạng hiện nay đa phần chung cư đều được gọi là cao cấp "tự phong". Thực tế tính đến cuối năm 2022, cả nước chỉ có 7 chung cư được phân hạng theo đúng quy định của Luật Nhà ở 2014.

Theo báo cáo giám sát, tính đến hết tháng 11/2022, trên cả nước chỉ có 7 chung cư được phân hạng tại tỉnh An Giang (1 chung cư), tỉnh Thái Nguyên (3 chung cư), tỉnh Hà Tĩnh (3 chung cư), còn lại không thực hiện phân hạng và công nhận phân hạng theo quy định.

Theo UBPL của Quốc hội, nhiều chủ đầu tư không thực hiện phân hạng đúng theo quy định mà luôn "tự phong" hạng cho các chung cư bằng những tên gọi gây nhầm lẫn cho khách hàng như: Chung cư cao cấp, chung cư hạng sang, chung cư với tên gọi tiếng nước ngoài...

Trong khi theo như quy định hiện hành, chung cư được phân hạng cao nhất từ A đến B và C dựa theo 4 nhóm tiêu chí bao gồm: Quy hoạch - kiến trúc; hệ thống, thiết bị kỹ thuật; dịch vụ hạ tầng xã hội và chất lượng, quản lý, vận hành.

Theo quy định, chung cư hạng A cần đạt tối thiểu 18/20 tiêu chí theo đúng thông tư hướng dẫn.

Dù vậy, thực tế hiện nay trên thị trường đa phần các đơn vị đều phân hạng chung cư theo mức giá bán khi chung cư cao cấp hạng A có giá từ 60-100 triệu đồng/m2, chung cư trung cấp hạng B có giá từ 45-60 triệu đồng/m2...

Trên cả nước chỉ có 7 chung cư được phân hạng theo đúng quy định của Luật Nhà ở 2014. Ảnh: Internet

Trên cả nước chỉ có 7 chung cư được phân hạng theo đúng quy định của Luật Nhà ở 2014. Ảnh: Internet

Liên quan đến nội dung phân hạng chung cư, Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại cuộc họp cho rằng mục tiêu nhằm phát triển các căn chung cư có chất lượng, tiện ích sống ngày càng tốt hơn và cũng là căn cứ tính chi phí quản lý và vận hành chung cư.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhận định cơ quan chức năng cần khuyến khích các tổ chức trong nước và quốc tế bình chọn, trao thưởng cho các tòa nhà và chung cư có kiến trúc đẹp, hiện đại, sử dụng năng lượng tiết kiệm, quản lý thông minh... bên cạnh bộ tiêu chuẩn chung của cơ quan quản lý.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Xây dựng cần nghiên cứu theo hướng đơn giản hóa, không phát sinh thêm thủ tục đối với các nhà đầu tư lập đề án xây dựng nhà ở trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư; cần phân cấp triệt để cho địa phương căn cứ các quy định của pháp luật về đầu tư.

Năm 2018, HoREA cũng đã đề cập đến tình trạng các dự án chung cư "tự phong", tự gán mác "hạng sang" khi đưa ra văn bản nêu thực trạng "loạn danh xưng" về chung cư cao cấp trên thị trường nhà ở.

HoREA cho biết "giới buôn căn hộ" đang tùy tiện sử dụng những thuật ngữ như "hạng sang", "cao cấp"... như một thủ thuật nhằm "câu khách" và quảng bá sản phẩm của mình.

Trên thực tế theo đánh giá của HoREA, trên thị trường có rất ít dự án bất động sản đạt chuẩn cao cấp, đảm bảo chất lượng cũng như đẳng cấp về quy hoạch, thiết kế, tiện ích, dịch vụ; có không ít công trình chung cư cao tầng đã được chủ đầu tư "phù phép" với những cái tên mỹ miều gán mác "cao cấp" nhưng chưa hề được công nhận bởi Sở Xây dựng hoặc đơn vị đánh giá độc lập.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.