Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội bắt đầu triển khai

(CL&CS)- Đối tượng thụ hưởng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho cả chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Ngày 1/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại và chi nhánh các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 chiều ngày 3 tháng 4, thông tin về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn khẳng định, các bộ ngành, địa phương đang triển khai tích cực chủ trương của Chính phủ về nội dung này.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, Bộ Xây dựng sẽ ban hành các danh mục dự án, các tiêu chí, điều kiện, đối tượng.

"Như thế là rất đồng bộ, rất kịp thời. Ngay trong phiên họp Chính phủ thường kỳ, một số địa phương cũng đã công bố các dự án, nhiều địa phương đã quy hoạch xong. Trên cơ sở đó, một số địa phương đang triển khai tích cực", Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ thông tin.

Cũng tại cuộc họp báo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Phạm Thanh Hà thông tin về lộ trình, tiến độ gói tín dụng này.

nha_o_xa_hoi_1

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội bắt đầu triển khai.

Theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ về "Một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", NHNN đã được giao chủ trì triển khai chương trình, chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Về lãi suất, được xác định là 8,7%/năm với chủ đầu tư và 8,2%/năm với người mua nhà, áp dụng đến hết ngày 30/6 năm nay. Lãi suất này thấp hơn 1,5-2% lãi suất cho vay thông thường của bốn ngân hàng thương mại nhà nước. Về thời gian ưu đãi, đối với chủ đầu tư, áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 3 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu. Đối với người mua nhà, áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 5 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu.

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết: Đây là dự án dài hạn, NHNN cũng xác định thời gian giải ngân rất dài, từ ngày 1/4/2023 đến 31/12/2023. "Nguồn vốn các ngân hàng sẽ tự huy động, các ngân hàng khác muốn tham gia, NHNN cũng sẵn sàng cho phép với điều kiện sẽ tuân thủ các hướng dẫn, chương trình sẽ được triển khai ngay", Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà chia sẻ thông tin. Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cũng cho biết thêm, kể từ ngày 1/7, định kỳ 6 tháng, NHNN thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi cho các ngân hàng thương mại tham gia chương trình.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank khẩn trương thực hiện chương trình từ ngày 01/04/2023 và ban hành hướng dẫn thống nhất trên toàn hệ thống về việc triển khai chương trình.

Ngoài các ngân hàng nêu trên, các ngân hàng thương mại khác khi tham gia chương trình thì cần thực hiện theo hướng dẫn và có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước tham gia chương trình (qua Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Đồng thời, gửi văn bản đăng ký khai thác thông tin về chương trình cho Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Tập đoàn Tây Bắc chuyển nhượng một phần Dự án ở Tiền Giang cho AEON Việt Nam

Tập đoàn Tây Bắc chuyển nhượng một phần Dự án ở Tiền Giang cho AEON Việt Nam

sự kiện🞄Thứ bảy, 31/05/2025, 06:41

(CL&CS) - Tập đoàn Tây Bắc và AEON Việt Nam đã ký kết chuyển nhượng một phần dự án Trung tâm thương mại dịch vụ tỉnh Tiền Giang, thuộc Quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang, nay là Quảng trường Hùng Vương.

Chủ tịch VNREA: Cần khơi thông nguồn vốn cho nhà ở xã hội

Chủ tịch VNREA: Cần khơi thông nguồn vốn cho nhà ở xã hội

sự kiện🞄Thứ năm, 29/05/2025, 14:30

(CL&CS)- Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, một điểm nghẽn khác khiến công tác phát triển nhà ở xã hội chậm triển khai là nguồn vốn chưa được khơi thông. Theo đó, nhiều gói tín dụng hỗ trợ chỉ mang tính ngắn hạn, chưa có tính bền vững do thiếu sự đa dạng nguồn vốn và thiếu vốn từ ngân sách nhà nước.

Cần xử lý nợ xấu bất động sản theo hướng hiệu quả

Cần xử lý nợ xấu bất động sản theo hướng hiệu quả

sự kiện🞄Thứ tư, 28/05/2025, 08:35

(CL&CS)- Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), xử lý nợ xấu không chỉ là thu hồi nợ mà còn là cơ hội để phục hồi thị trường, làm sao vừa thu hồi được nợ, khôi phục được dự án, cứu được doanh nghiệp và giữ được việc làm cho người lao động.