Giải pháp nào giúp doanh nghiệp tăng khả năng hấp thụ vốn?

(CL&CS)- Các DN cần tích cực thực hiện các biện pháp tái cấu trúc hoạt động, cắt giảm những mảng hoạt động kinh doanh không hiệu quả, đảm bảo tài chính phục vụ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.

Tại hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Thời báo Ngân hàng phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức ngày 25/7, đã bàn và đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp tăng khả năng hấp thụ vốn.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết do nhiều tác động từ bên ngoài cũng như một số khó khăn trong nước, tăng trưởng kinh tế thấp hơn kịch bản đề ra. Hậu quả của đại dịch COVID-19 kéo dài khiến sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn, lạm phát đối diện với nhiều yếu tố tiềm ẩn rủi ro... 

z4545152444787_35c780dfafc628d5ebc9ba1d13e7d014

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú

Những diễn biến này đã khiến cho tăng trưởng kinh tế phục hồi chậm và còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm của ngành ngân hàng ở mức thấp mặc dù NHNN và cả ngành ngân hàng đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân.

Trong bối cảnh đó, NHNN và ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát ở mức thấp, giảm mặt bằng lãi suất và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế cũng như đảm bảo sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). 

Cụ thể, NHNN đã chủ động điều hành thị trường mở nhằm bảo đảm thanh khoản tốt cho hệ thống các TCTD; phân bổ sớm, phân bổ hết chỉ tiêu hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2023 để tạo điều kiện cho các TCTD thuận lợi mở rộng tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm.

Bên cạnh đó, NHNN liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện và định hướng cho các TCTD giảm lãi suất cho vay...

Còn theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), hiện nay lãi suất trong xu hướng giảm nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng đủ điều kiện vay ngân hàng bởi tài sản đảm bảo không đủ, kinh doanh thua lỗ, cơ cấu nợ, điều chỉnh trả nợ để được vay tiếp hoặc không quản lý được dòng tiền, do đó, ngân hàng không đủ cơ sở đảm bảo để cho vay tiếp.

"Kinh tế khó khăn, nguồn lực doanh nghiệp bị cạn kiệt dẫn tới việc các doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay vốn. Trong khi đó, ngân hàng cũng không thể tự ý hạ tiêu chuẩn, giảm các quy định, điều kiện cho vay mà vẫn phải theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hệ thống", ông Hùng nói. 

Theo ông, trong bối cảnh thực hiện quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, đòi hỏi ngày càng cao tính minh bạch, do đó không thể hạ chuẩn điều kiện cấp tín dụng là điều dễ hiểu. 

Chưa kể, đa số doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng là các doanh  nghiệp mới thành lập trong thời gian qua, dù đã từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh nhưng đến nay vẫn chưa đủ khả năng trả hết các khoản nợ đã được cơ cấu lại và khoản nợ đến hạn.

Nhiều doanh nghiệp có tài sản thế chấp gặp vướng mắc pháp lý, chưa có giấy chứng nhận, quy hoạch treo, tranh chấp…, dẫn đến không đáp ứng điều kiện vay vốn.

Ở góc độ hiệp hội doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đánh giá thời gian qua việc gì làm được trong khả năng của mình ngành ngân hàng đều đã thực hiện.

Thực tế, việc làm cách nào để tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp là vấn đề đang được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp các ngành, các địa phương, các hiệp hội ngành nghề đặc biệt quan tâm nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Để tăng khả năng tiếp cận vốn và hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp, ngoài giải pháp, chính sách từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. 

z4545720481828_b18e756434fed9a11feb4809678197db

Các chuyên gia bàn các giải pháp giúp doanh nghiệp tăng khả năng hấp thụ vốn

Về phía các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, cần tăng cường trao đổi, truyền thông hướng dẫn đối với các doanh nghiệp thành viên, đồng thời tăng cường phối hợp với NHNN, các bộ, ngành, các TCTD trong việc cung cấp thông tin, chính sách của Nhà nước để hỗ trợ hiệu quả quá trình tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Các doanh  nghiệp cần quyết tâm cơ cấu lại, giảm chi phí; nâng cao hiệu quả, trách nhiệm sử dụng vốn, minh bạch (theo đúng kế hoạch, hồ sơ phát hành công cụ nợ hoặc vay vốn) và giải quyết đúng các cam kết trả nợ (chấp nhận bán tài sản, nếu cần), chủ động có phương án, giải pháp cụ thể đối với trái  phiếu  doanh nghiệp đáo hạn còn lại trong năm 2023 và 2024. Đẩy mạnh cơ cấu lại hoạt động như xem xét tạm dừng các dự án không cấp bách, ưu tiên các dự án đã cam kết với nhà đầu tư…v.v. Đây cũng là điều kiện tất yếu để tăng sức khỏe của doanh  nghiệp, giúp doanh  nghiệp dễ dàng đáp ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường vốn (tín dụng, phát hành trái  phiếu doanh nghiệp…).

Phải nâng cao tính công khai, minh bạch trong huy động vốn, sử dụng vốn. Các doanh nghiệp cần có phương án huy động vốn cụ thể, khả thi, trung thực; lựa chọn phương thức, thời điểm huy động vốn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn minh bạch, khả năng trả nợ…Doanh  nghiệp cần xây dựng quy trình, có lộ trình áp dụng xếp hạng tín nhiệm trái  phiếu doanh nghiệp  phù hợp. Tăng cường thu hút vốn đầu tư chiến lược, tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp phải đa dạng hóa nguồn vốn (tránh chỉ phụ thuộc vào một nguồn tín dụng, quan tâm hơn đến phương thức thuê tài chính, tài trợ chuỗi cung ứng); tăng cường kiểm soát rủi ro, nhất là rủi ro tài chính, lãi suất, tỷ giá (có thể hợp tác với các tổ chức tài chính)…v.v.

Cần tính cả bài toán dài hơi hơn như chú trọng chuyển đổi số, ứng dụng công  nghệ  thông tin trong phát triển, quản lý, vận hành hoạt động doanh  nghiệp; đào tạo, phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao và đẩy mạnh xanh hóa, phát triển bền vững. Đây cũng là xu thế tất yếu hiện nay và trong thời gian tới.

Khi các giải pháp được triển khai đồng bộ sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nâng cao khả năng hấp thụ vốn.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 21:39

(CL&CS) - Chương trình “Cho vay linh hoạt” của HDBank tiếp sức cho khách hàng đang có nhu cầu mua bất động sản, xây dựng, sửa nhà và tiêu dùng.

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 14:05

(CL&CS) - Đón nhận nhiều phản hồi tích cực từ các vận động viên ở mùa giải 2023, ANTA Sports Vietnam sẽ tiếp tục là nhà tài trợ Kim cương của giải chạy VPBank Hanoi International Marathon 2024 (VPIM 2024). Theo đó, ANTA sẽ tài trợ độc quyền toàn bộ hơn 15.000 áo đấu chuyên nghiệp.

Ngân hàng số phát triển “thần tốc” trong kỷ nguyên công nghệ

Ngân hàng số phát triển “thần tốc” trong kỷ nguyên công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 09:11

(CL&CS) - Hơn bao giờ hết, làn sóng công nghệ đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động tài chính - ngân hàng, khi người dân ưu tiên phương thức thanh toán không tiền mặt.