Giá nhà ở vẫn liên tục tăng cao

Dữ liệu nghiên cứu của cứu Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) chỉ ra, giá nhà ở đang liên tục thiết lập mặt bằng mới, ở ngưỡng cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cụ thể, chỉ số giá căn hộ chung cư trong quý II/2024 tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã tăng lần lượt 58% và 27% so với quý II/2019. Các dự án căn hộ thương mại bình dân đã hoàn toàn vắng bóng tại các đô thị.

VARS cũng chỉ ra, loại hình căn hộ trung cấp ngày càng khan hiếm, dần bị "chiếm sóng" bởi phân khúc cao cấp, hạng sang khi hơn 80% nguồn cung căn hộ mở bán tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong năm 2024 có giá từ 50 triệu đồng/m2 trở lên. Nhiều dự án chung cư mới ra mắt có mức giá hàng chục nghìn USD/1m2.

Mức giá bán sơ cấp căn hộ neo cao kéo theo giá chung cư cũ "tăng vọt", nhiều căn hộ đã sử dụng hàng thập kỷ được giao dịch với mức giá cao gấp đôi, gấp ba so với lúc bàn giao.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giá căn hộ chung cư trong quý II/2024 đã tăng trung bình khoảng 25% so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng không chỉ xảy ra ở các dự án mới mà còn ở các căn hộ cũ, đã qua sử dụng nhiều năm, phản ánh tình trạng "thần tốc" trong việc tăng giá nhà ở.

Bình luận về vấn đề này, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam, đã đưa ra những số liệu quan trọng về thị trường bất động sản trong quý II/2024. Theo bà An, giá bán chung cư sơ cấp đã leo lên gần 65 triệu đồng/m2, thể hiện mức tăng đáng kể lên tới 30% so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng mạnh mẽ này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại trong thị trường bất động sản, nơi giá nhà ở tăng nhanh chóng trong khi thu nhập của người lao động không được cải thiện tương ứng.

Sự gia tăng giá chung cư chủ yếu do nhu cầu cao, nguồn cung hạn chế và chi phí xây dựng tăng. Trong khi nhiều người dân mong muốn sở hữu nhà, việc cấp phép xây dựng mới gặp khó khăn và chi phí nguyên vật liệu cũng leo thang. Điều này đẩy giá chung cư lên mức cao hơn, làm cho nhu cầu không thể đáp ứng kịp thời.

Trong đó, khoảng cách giữa giá chung cư và thu nhập của người lao động dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc mua nhà. Đối với nhiều người, việc mua nhà không chỉ đụng phải vấn đề tài chính mà còn đối diện với áp lực vay nợ dài hạn. Điều này ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính và chất lượng cuộc sống của họ.

Đã đến lúc cải cách thuế bất động sản

VARS cho biết, tình trạng nhiều nhà đầu tư ôm hàng chờ tăng giá, không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất đai mà còn tạo ra bất công xã hội, khi mà phần lớn nguồn cung nhà đất - đang ngày một khan hiếm, vẫn tiếp tục "rơi" vào tay những người dư dả tài chính. Họ sở hữu một vài thậm chí là hàng chục, hàng trăm bất động sản nhưng để hoang, "ôm đất chờ thời", dẫn đến tăng giá nhà đất, khiến cho khả năng tiếp cận nhà ở của người dân ngày một hạn chế.

Theo VARS, các nhà đầu tư đầu cơ "găm hàng" khi hàng hóa khan hiếm, không có để bán rồi để "hoang" chờ tăng giá hoặc tạo khan hiếm giả để đẩy giá lên nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao, đang rất phổ biến, xảy ra từ các khu vực đô thị tới nông thôn. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển quỹ đất, quan hệ cung cầu, ảnh hưởng tới nền kinh tế trong dài hạn do đất đai là "đầu vào" của hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất hiện nay.

Do đó, để điều tiết thị trường phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững, để giá đất tăng giảm theo đúng thị trường, VARS kiến nghị Nhà nước ban hành chính sách thuế bất động sản áp dụng từ ngôi nhà thứ 2 trở lên.

Chính sách thuế này sẽ khiến người dân hạn chế hoặc không còn nhiều động lực đầu cơ, kiềm chế đà tăng giá nhà đất, bởi cùng với chi phí lãi vay và các chi phí cơ hội khác, việc sở hữu bất động sản đầu cơ trở nên rủi ro hơn. Mua đi bán lại bất động sản để ăn chênh lệch, hay tạo cung cầu ảo để thổi giá bất động sản dần trở nên vô nghĩa.

Đồng thời, khuyến khích các chủ sở hữu đưa bất động sản "bỏ hoang" cho thuê hoặc bán đi, thông qua đó tăng khả năng tiếp cận nhà ở cho người dân có nhu cầu ở thực. Trường hợp nếu đánh thuế mà người dân vẫn có nhu cầu đầu cơ, thì ngân sách sẽ thu được thuế, phục vụ cho đầu tư công, xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá...

Đánh thuế BĐS hiệu quả và minh bạch, hướng tới những đối tượng tích lũy, đầu cơ thay vì những đối tượng mua bất động sản phục vụ mục đích sinh sống hay tổ chức sản xuất kinh doanh sẽ vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa giúp điều tiết thị trường BĐS và cũng là xu hướng chung trên thế giới.

Minh Hương

Bình luận

Nổi bật

Hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng các quy định pháp luật về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa

Hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng các quy định pháp luật về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/09/2024, 16:24

(CL&CS)- Hội thảo tập huấn đã trang bị thêm cho các doanh nghiệp những quy định mới về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; cách ghi nhãn hàng hóa,...

Vĩnh Long: Tập huấn các công cụ cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng

Vĩnh Long: Tập huấn các công cụ cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:05

(CL&CS)- Các đại biểu tham dự lớp tập huấn được học tập, tìm hiểu các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng. Từ đó có các giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản xuất để cạnh tranh bền vững.

Dòng vốn ngoại vẫn “đổ” mạnh vào bất động sản, phân khúc nào hưởng lợi nhiều nhất?

Dòng vốn ngoại vẫn “đổ” mạnh vào bất động sản, phân khúc nào hưởng lợi nhiều nhất?

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:04

Trong 8 tháng đầu năm 2024, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 4 phân khúc được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn ngoại là bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở.