Chủ nhật, 15/09/2024, 17:28 PM

Tỉnh có mức sống cao nhất Việt Nam sẽ trở thành TP trực thuộc Trung ương duy nhất trên cả nước không có quận

Tỉnh có mức sống cao nhất Việt Nam sẽ quy hoạch theo mô hình riêng biệt khi trở thành TP trực thuộc Trung ương duy nhất trên cả nước không có quận nào trực thuộc.

Tập trung nguồn lực đưa Quảng Ninh cất cánh lên TP trực thuộc Trung ương trước năm 2030

Trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống đô thị, hướng tới việc trở thành đô thị hiện đại, sinh thái và văn minh.

Việc thông qua Chương trình phát triển đô thị của tỉnh đến năm 2030 là điều kiện tiên quyết để quy hoạch và xây dựng Quảng Ninh thành TP trực thuộc Trung ương trước năm 2030; điều này không chỉ nâng cao mức thu nhập cho người dân mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của tỉnh.

Quảng Ninh sẽ tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống đô thị, hướng tới việc trở thành đô thị hiện đại, sinh thái và văn minh. Ảnh: Internet

Quảng Ninh sẽ tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống đô thị, hướng tới việc trở thành đô thị hiện đại, sinh thái và văn minh. Ảnh: Internet

Theo nội dung Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình riêng.

Trong đó, khu vực đô thị sẽ không hình thành các quận mà thay vào đó, sẽ hình thành vùng nội thị bao gồm các thành phố trong thành phố, được kết nối bằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiên tiến như giao thông công cộng đô thị và hạ tầng thông tin truyền thông.

Các thành phố trong vùng nội thị bao gồm: Hạ Long, Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả, Vân Đồn, và Móng Cái (huyện Hải Hà hợp nhất với TP Móng Cái).

Những thành phố này sẽ được đầu tư xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn về chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội và kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại 1 đến năm 2030.

Toàn tỉnh sẽ có 152 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 77 phường (chiếm 51% số phường).

Các đô thị thuộc các huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ và Cô Tô sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển theo Quyết định 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Dự kiến, đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ có 13 đơn vị hành chính với 13 đô thị.

Đến năm 2030, tỉnh sẽ có 12 đơn vị hành chính, với dân số toàn tỉnh khoảng 2,64 triệu người (dân số thường trú khoảng 1,63 triệu người) và tỷ lệ đô thị hóa trên 75%.

Quảng Ninh sẽ trở thành TP trực thuộc Trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố trong thành phố, không có quận nào trực thuộc. Ảnh: Internet

Quảng Ninh sẽ trở thành TP trực thuộc Trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố trong thành phố, không có quận nào trực thuộc. Ảnh: Internet

Quảng Ninh sẽ trở thành TP trực thuộc Trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn) và tái lập thị xã Tiên Yên. Đồng thời, tỉnh sẽ hình thành 3 vùng liên huyện:

Vùng liên huyện Vân Đồn: Bao gồm huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô, huyện Tiên Yên và huyện Ba Chẽ, với khu vực đô thị trung tâm huyện Vân Đồn có quy mô dân số khoảng 323,5 nghìn người và diện tích khoảng 4.145km2.

Đây là vùng kinh tế du lịch, công nghiệp sạch và công nghệ cao, với Vân Đồn là khu kinh tế ven biển, trung tâm phát triển kết nối các vùng miền núi phía Bắc và vùng biển đảo phía Nam.

Vùng liên huyện Móng Cái: Gồm TP Móng Cái, huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà và huyện Bình Liêu. TP Móng Cái gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái là mũi đột phá và trung tâm vùng, với quy mô dân số khoảng 418.900 người và diện tích khoảng 2.671 km2.

Đây là vùng trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch biên giới, và cửa ngõ của ASEAN với các nước Đông Bắc Á, với hạ tầng đường cao tốc và cảng biển quy mô lớn.

Để thực hiện các mục tiêu này, tỉnh đã xây dựng danh mục và kế hoạch nâng loại đô thị toàn tỉnh đến năm 2030.

Tỉnh Quảng Ninh cũng định hướng phát triển, đề xuất các phương án phát triển, dự án ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng khung và giải pháp về cơ chế chính sách cũng như tổ chức thực hiện.

Những nguồn lực sẵn có

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế và đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Tỉnh có nhiều khu kinh tế và Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc cùng các nước trong khu vực.

Quảng Ninh sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, cung cấp vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế.

Tỉnh Quảng Ninh hiện sở hữu nhiều nguồn lực sẵn có. Ảnh: Internet

Tỉnh Quảng Ninh hiện sở hữu nhiều nguồn lực sẵn có. Ảnh: Internet

Trong sáu tháng đầu năm 2024, kinh tế tỉnh Quảng Ninh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với GRDP ước đạt 9,02%, đứng thứ 4 trong vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 8 trong cả nước.

Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh vượt kế hoạch đề ra (9,0%), trong khi GDP cả nước tăng 6,42% trong cùng thời kỳ.

Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) là một thước đo (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá sinh hoạt của 63 tỉnh thành và 6 vùng kinh tế - xã hội theo chu kỳ năm. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, khi không tính các thành phố trực thuộc Trung ương, Quảng Ninh là tỉnh có mức sống cao nhất Việt Nam với chỉ số SCOLI đạt 97,94% so với Hà Nội. Chỉ số SCOLI cao nhất là Hà Nội (100%), theo sau là TP. HCM với chỉ số bằng 98,44% của Hà Nội.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh có mức sống cao nhất Việt Nam sẽ trở thành TP trực thuộc Trung ương duy nhất trên cả nước không có quận

Tỉnh có mức sống cao nhất Việt Nam sẽ trở thành TP trực thuộc Trung ương duy nhất trên cả nước không có quận

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 17:28

Tỉnh có mức sống cao nhất Việt Nam sẽ quy hoạch theo mô hình riêng biệt khi trở thành TP trực thuộc Trung ương duy nhất trên cả nước không có quận nào trực thuộc.

Thủ tướng bật khóc khi nói về Làng Nủ và mất mát do bão số 3

Thủ tướng bật khóc khi nói về Làng Nủ và mất mát do bão số 3

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 17:23

Trong Hội nghị, Thủ tướng nhiều lần nghẹn ngào, bật khóc khi nói về những mất mát mà người dân đang phải chịu đựng.

Cầu vượt sông nghìn tỷ nối 2 'vựa lúa' lớn nhất miền Bắc chính thức hợp long

Cầu vượt sông nghìn tỷ nối 2 'vựa lúa' lớn nhất miền Bắc chính thức hợp long

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 17:01

BQLDA và các nhà thầu thi công đã chính thức hợp long cây cầu gần nghìn tỷ đồng vượt sông Hồng và nối 2 ‘vựa lúa’ lớn nhất của miền Bắc.