Giá điện tăng: Ảnh hưởng lớn đến cả nền kinh tế

(NTD) – Thông tin giá điện tăng tới 10% trong tháng 3 này khiến doanh nghiệp như đang ngồi trên đống lửa.

Bù lỗ 16.800 tỷ đồng ?

Trong tháng 3 này việc giá điện tăng đang là mối quan tâm của không những hộ gia đình nhỏ lẻ mà còn là của toàn xã hội. Việc tăng giá điện là việc làm “đến hẹn lại lên”, điện không giống như xăng mà chỉ có duy nhất 1 nguyên lý: Chỉ tăng và không giảm.

gia-dien1
Nguyên lý bất dịch của EVN là chỉ tăng không giảm

Các lý do được viện dẫn như chi phí sản xuất tăng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ nên không có tiền đối ứng vay vốn đề đầu tư, giá bán điện chưa thu hút nhà đầu tư… Bởi vậy, đây là cơ hội để “nhà đèn” có thể tăng giá nhằm bù khoản lỗ lũy kế 16.800 tỉ đồng được công bố trước đó. “Tăng giá điện là đương nhiên, bắt buộc phải tăng và mức tăng 10% không phải quá lớn nhằm giúp ngành điện có thể đầu tư phát triển” - ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nêu quan điểm.

Trước đó, lý giải cho đợt tăng giá điện sắp tới, người phát ngôn Bộ Công Thương cho hay, vừa qua khá nhiều tổ chức quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB)…đều cho rằng, giá điện của Việt Nam hiện nay quá thấp, do đó cần phải tăng giá bán điện lên khoảng 40% trong 3 năm tới.

Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Công Thương, giá điện hiện nay của Việt Nam đang được bán dưới giá thành. Chính vì vậy, dù có khá nhiều tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào điện tại Việt Nam nhưng họ đều rút lui vì nếu bán với giá như hiện nay chắc chắn bị lỗ.

“Giá thấp như thế thì không ai muốn đầu tư vào ngành điện, do vậy chỉ có EVN chịu sản xuất và lỗ, mà khoản lỗ này Chính phủ phải bù vào. Như vậy lại quay về vấn đề độc quyền”, Thứ trưởng Hải nói.

Tăng giá điện, kinh tế khó hồi phục

Trái ngược với nhiều phát ngôn cho rằng tăng giá điện sẽ tốt cho cả nền kinh tế bởi hiệu quả từ thu hút đầu tư phát triển nguồn điện là rất hấp dẫn thì tính toán của các cơ quan liên quan đều cho rằng tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và người tiêu dùng. Đơn cử, theo Tổng cục Thống kê, nếu giá điện năm nay tăng 9,5% (thấp hơn 0,5% so với mức đề xuất cao nhất là 10%) thì giá thành sản xuất đã tăng lên 0,55%, đồng thời làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế là 0,45%.

Theo TS Ngô Trí Long, lạm phát VN giảm 4 tháng liên tục những tháng cuối và đầu năm là trái với quy luật và bất thường. Nguyên nhân dễ dàng nhận ra là sản xuất trong nước chưa thật sự khởi sắc, thu nhập của người dân hạn hẹp, người tiêu dùng có xu hướng thắt lưng buộc bụng. “Điện là chi phí đầu vào quan trọng của tất cả các ngành. Vì thế, nếu tăng giá điện lên tới gần 10% chắc chắn ảnh hưởng lớn đến sản xuất, tiêu dùng, cạnh tranh của nền kinh tế. Việc tăng giá xăng dầu, giá điện trong năm nay có thể khiến quá trình phục hồi của nền kinh tế bị trì hoãn”, ông Long khuyến cáo và cho rằng: “Cần phải có cơ quan kiểm soát độc quyền và tổ chức độc lập vào cuộc thẩm định giá. Chỉ có cách cơ cấu lại bộ máy để tiết giảm chi phí, phân định rõ ràng các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối mới có thể đem lại thị trường cạnh tranh và nhờ đó, người tiêu dùng được hưởng lợi”.

Tăng giá điện ảnh hưởng trực tiếp đến 99% các ngành nghề sản xuất đặc biệt là ngành thép, trong tổng công suất 10 triệu tấn thép mỗi năm thì có 70%-80% phôi thép được sản xuất bằng điện. Theo tính toán, 1 tấn phôi được sản xuất ra thì tốn 400-500 KWh điện nếu sử dụng bằng công nghệ hồ quang và khoảng 600 KWh điện nếu sử dụng bằng công nghệ cảm ứng. Như vậy, nếu giá điện tăng ở mức 10% thì sẽ phải tốn thêm 40-60 KWh điện để sản xuất ra một tấn phôi thép. Như vậy, giá thành thép thành phẩm cũng tăng lên với số lượng tương ứng.

“Tăng giá điện là nguy cơ lớn đối với ngành thép. Giá phôi thép thế giới, đặc biệt là thị trường Nhật và Trung Quốc, đang rất thấp. Chưa tăng giá điện thì DN thép trong nước đã chết rồi. Công suất làm ra 10 triệu tấn mà tiêu thụ nội địa chỉ được 6 triệu tấn. Theo phán đoán của tôi, chưa kể đến những lò sản xuất bằng công nghệ thấp, ngay cả các lò sử dụng công nghệ ở mức trung bình cũng sẽ chết” - ông Cường chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định.

Thông tin thêm về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

CP (TH)

Bình luận

Nổi bật

Giá căn hộ tại TP HCM “bỏ xa” các tỉnh lân cận

Giá căn hộ tại TP HCM “bỏ xa” các tỉnh lân cận

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13

Giá căn hộ mở bán mới tại TP.HCM cao nhất 493 triệu đồng/m2, vượt xa so với mức giá bán tại các tỉnh thành lân cận phía Nam từ khoảng hơn 60 triệu đồng/m2 căn hộ.

Nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển dòng tiền sang các tỉnh lân cận?

Nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển dòng tiền sang các tỉnh lân cận?

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13

Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) nội đô đang phát triển và tăng giá quá nóng, nhà đầu tư sẽ có xu hướng dịch chuyển sang các tỉnh phát triển hạ tầng kết nối, tốc độ đô thị hóa cao, kinh tế tăng trưởng, tập trung nhiều dự án tốt, dư địa tăng giá để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Xu hướng này đang rõ nét ở bối cảnh hiện tại.

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra từ 20 đến 24/11 tại Hà Nội

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra từ 20 đến 24/11 tại Hà Nội

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hội chợ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và địa phương quảng bá sản phẩm đặc sản tới người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước, tham gia chuỗi cung ứng, tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô. Đây cũng là nơi để các nhà phân phối tìm kiếm, lựa chọn nguồn cung cấp hàng hóa, là sự kiện được người tiêu dùng hưởng ứng, chờ đợi vào dịp cuối năm để đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm nét văn hóa vùng miền Việt Nam.