Thứ sáu, 24/05/2024, 12:13 PM

Gần 20.000 tỷ đồng tiền ngân sách dành cho khu đô thị Thủ Thiêm đang sai quy định

Đây là thống kế do Kiểm toán Nhà nước chỉ ra đối với TP. HCM.

Theo báo cáo kiểm toán năm 2023 của Kiểm toán Nhà nước, hiện TP. HCM là một trong những địa phương ngân sách tỉnh hụt thu lớn nhưng điều hành ngân sách chưa phù hợp với quy định.

Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ TP. HCM sử dụng nguồn kết dư ngân sách của năm 2021, 2022 với số tiền 19.790,8 tỷ đồng để thanh toán tạm ứng cho Khu đô thị Thủ Thiêm chưa đúng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 7/4/2022 của HĐND thành phố và chưa trình HĐND phê duyệt theo quy định khoản 2 Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước.

Khu đô thị Thủ Thiêm

Khu đô thị Thủ Thiêm

Được biết, về chi ngân sách năm 2022, tạm tính đến ngày 28/12, tổng chi ngân sách địa phương của TP. HCM là 72.392 tỷ đồng, chỉ đạt 72,6% dự toán (99.669,4 tỷ đồng).

Nếu loại trừ khoản thanh toán khối lượng từ nguồn vốn đầu tư của các năm trước chuyển sang là 9.962 tỷ đồng thì tổng chi ngân sách địa phương là 62.430 tỷ đồng, đạt 62,64% dự toán.

Cụ thể, chi phí đầu tư phát triển là 29.474 tỷ đồng và chi phí thường xuyên là 40.217 tỷ đồng, đạt 82,6% dự toán (48.663,293 tỷ đồng).

Ngoài TP. HCM, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ hai địa phương khác có ngân sách tỉnh hụt thu lớn nhưng điều hành ngân sách chưa phù hợp với quy định là tỉnh Bình Phước và tỉnh Quảng Ngãi.

Kiểm toán Nhà nước nêu rõ, tỉnh Bình Phước tạm mượn nguồn tồn quỹ ngân sách tỉnh để giải ngân trong năm 2022 đối với số hụt thu 1.533 tỷ đồng chưa phù hợp với quy định.

Còn Quảng Ngãi, theo báo cáo, UBND tỉnh quyết định sử dụng nguồn tăng thu cân đối, sau khi đã trích 70% để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm sau để bù hụt thu tiền sử dụng đất mà không trình Thường trực HĐND quyết định không đúng quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật NSNN với số tiền 1.150,5 tỷ đồng (đến tháng 4/2023 mới báo cáo xin ý kiến của Thường trực HĐND).

Cũng theo báo cáo, Kiểm toán Nhà nước cho biết có 5/60 địa phương được kiểm toán hỗ trợ không đúng nhiệm vụ chi theo phân cấp là Nghệ An; Quảng Bình; Thừa Thiên Huế; Hà Tĩnh; Hưng Yên (huyện Kim Động); Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, hiện có 31/60 địa phương sử dụng sai nguồn 3.296,266 tỷ đồng trong đó, tỉnh Quảng Ngãi nhiều nhất với 1.194,62 tỷ đồng, đứng thứ hai là Đồng Nai (700,42 tỷ đồng), tiếp đến là các tỉnh An Giang (322,71 tỷ đồng), Quảng Nam (156,71 tỷ đồng), Ninh Bình (155,76 tỷ đồng), Thanh Hóa (139,87 tỷ đồng), Quảng Trị (117,95 tỷ đồng).

Ngoài ra, có một số phương sử dung sai nguồn như TP. Hà Nội 78,05 tỷ đồng, Cà Mau 67,7 tỷ đồng, Kiên Giang 61,97 tỷ đồng Tiền Giang 54,28 tỷ đồng, Vĩnh Phúc 50,95 tỷ đồng, Thái Nguyên 32,35 tỷ đồng, Trà Vinh 28,22 tỷ đồng, Gia Lai 18,56 tỷ đồng, Thái Bình 18,15 tỷ đồng, Phú Yên 13,94 tỷ đồng, Yên Bái 6,2 tỷ đồng, Hậu Giang 10,83 tỷ đồng, Khánh Hòa 10,28 tỷ đồng, Đắk Lắk 10,08 tỷ đồng, Sơn La 10,24 tỷ đồng, Nghệ An 8,73 tỷ đồng, ...

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Chiêm ngưỡng căn biệt thự hạng sang tại châu Á giúp Ronaldo ‘chữa lành’ trước khi tham dự EURO 2024

Chiêm ngưỡng căn biệt thự hạng sang tại châu Á giúp Ronaldo ‘chữa lành’ trước khi tham dự EURO 2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 16/06/2024, 16:15

Truyền thông Bồ Đào Nha ước tính siêu biệt thự này có giá lên tới 20 triệu USD (hơn 500 tỷ đồng).

2 trường hợp buộc phải đính chính sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

2 trường hợp buộc phải đính chính sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 16/06/2024, 16:12

Luật Đất đai 2024 sau khi có hiệu lực sẽ có nhiều tổ chức và cá nhân phải đính chính sổ đỏ.

Hòn đảo nhỏ hơn 1km2 được mệnh danh là 'đảo Robinson' đang dần trở thành 'ngôi sao mới’ của du lịch Việt Nam

Hòn đảo nhỏ hơn 1km2 được mệnh danh là 'đảo Robinson' đang dần trở thành 'ngôi sao mới’ của du lịch Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 16/06/2024, 16:11

Hiện nay, hòn đảo này không có dân cư sinh sống, khung cảnh hoang sơ bởi chủ yếu là những dãy núi cao, rừng nguyên sinh.