Gần 16 năm rời Vietcombank, ông Vũ Viết Ngoạn quay lại ứng cử HĐQT

(CL&CS) - Sau khi rời Vietcombank, ông Vũ Viết Ngoạn từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Vũ Viết Ngoạn (cầm sổ, bên phải), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Viet Lotus trong một sự kiện ký kết hợp tác với đối tác của Viet Lotus vào năm 2022.

Ông Vũ Viết Ngoạn (cầm sổ, bên phải), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Viet Lotus trong một sự kiện ký kết hợp tác với đối tác của Viet Lotus vào năm 2022.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố tài liệu tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vào ngày 21/4 tại tỉnh Hưng Yên. Theo đó, đại hội sẽ bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2023 - 2028.

HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028 có 8 ứng viên. So với nhiệm kỳ trước 2018 - 2023, HĐQT nhiệm kỳ này chỉ có một sự thay đổi duy nhất là ông Vũ Viết Ngoạn thay ông Trương Gia Bình, thành viên HĐQT độc lập. Các ứng viên còn lại là ông Phạm Quang Dũng (Chủ tịch HĐQT Vietcombank), ông Nguyễn Thanh Tùng (kiêm Tổng Giám đốc), ông Đỗ Hùng Việt, ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Nguyễn Mỹ Hào, ông Hồng Quang và ông Shojiro Mizoguchi (kiêm Phó Tổng Giám đốc).

Đối với Vietcombank, ông Vũ Viết Ngoạn có 27 công tác với các vị trí Phó phòng, Trưởng phòng, Phó Giám đốc, Giám đốc khối, Phó Tổng Giám đốc và thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Sau khi rời Vietcombank, ông Vũ Viết Ngoạn đảm nhiệm các chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội (11/2007 - 7/2011), Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (7/2011 - 3/2019), Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ (7/2017 - 3/2019) và nghỉ hưu theo chế độ từ 1/4/2019. Từ 12/2020, ông Vũ Viết Ngoạn giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Viet Lotus.

BKS nhiệm kỳ 2023 - 2028 có 4 ứng viên đều là người của nhiệm kỳ cũ 2018 -2023. Đó là ông Lại Hữu Phước, Trưởng ban BKS và 3 thành viên: bà La Thị Hồng Minh, bà Đỗ Thị Mai Hương và bà Trần Mỹ Hạnh.

Vietcombank KQKD

Vietcombank cho biết giai đoạn 2018 - 2023, ngân hàng kiên định thực phương châm hành động “Chuyển đổi - Hiệu quả - Bền vững”, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đón đầu những thay đổi của môi trường kinh doanh và xu thế hội nhập quốc tế, chuyển dịch mạnh mẽ, toàn diện trong hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản trị điều hành.

Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2022 đạt 1.813.815 tỷ đồng, tăng 75,2% (778.450 tỷ đồng) trong vòng 5 năm qua và tốc độ tăng trưởng kép (CARG) 12%/năm.

Huy động vốn (tiền gửi của khách hàng và các giấy tờ có giá) tăng trưởng cao và duy trì đà tăng liên tục, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tổng vốn huy động tại thời điểm 31/12/2022 đạt gần 1.268.806 tỷ đồng, tăng 74,6% (542.086 tỷ đồng) và có CARG là 11%/năm.

Cho vay khách hàng tại thời điểm 31/12/2022 đạt 1.145.066 tỷ đồng, tăng 110,7% (601.632 tỷ đồng) và CARG là 16%/năm.

Lợi nhuận trước thuế liên tục dẫn đầu ngành ngân hàng về quy mô lợi nhuận. Trong vòng 5 năm vừa qua, Vietcombank đạt 129.384 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng từ 11.341 tỷ đồng của năm 2017 lên 37.368 tỷ đồng trong năm 2022, tương đương mức tăng 3,3 lần và CARG là 29%/năm.

Chất lượng tín dụng tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,11% cuối năm 2017 xuống còn 0,68% tại thời điểm cuối năm 2022. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu luôn duy trì ở mức cao nhất trong hệ thống. Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về chất lượng tài sản.

Tuy nhiên, Vietcombank giai đoạn 2018 - 2023 còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đó là, việc duy trì và cải thiện thị phần trong một số lĩnh vực như thẻ, bancassurance… chưa đạt kỳ vọng; tỷ trọng thu nhập từ lãi trong tổng thu nhập vẫn còn cao so với mô hình ngân hàng hiện đại trong khu vực và thế giới. Hệ số an toàn vốn ở trên mức 10%, đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên vẫn ở mức khá thấp so với các ngân hàng trong khu vực.

Định hướng hoạt động giai đoạn 2023 - 2028, Vietcombank đặt mục tiêu tiếp tục giữ vững vị thế số 1 tại Việt Nam, một trong 200 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu và đóp góp lớn vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Vietcombank chú trọng vào mô hình phát triển, tổ chức bộ máy; quản trị, phát triển nguồn nhân lực; vốn, tín dụng, đầu tư; hoạt động khác; quản trị rủi ro; công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Các chỉ tiêu kinh doanh trong giai đoạn này là CARG của tổng tài sản 9-10%/năm; tín dụng 12-14%/năm; huy động vốn 10-11%/năm. Tỷ lệ ROE ở mức 17-18%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%, tỷ lệ an toàn vốn 10-11%.

Đóng cửa ngày 18/4/2023, cổ phiếu VCB của Vietcombank đạt 88.000 đồng/cổ phiếu giúp vốn hóa đạt 416.461 tỷ đồng, trở thành doanh nghiệp cũng như ngân hàng niêm yết có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu VCB niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) từ 30/6/2009, từ đó đến nay, VCB đã tăng giá 437%.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.