Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 22/05/2024, 14:41 PM

Được đền bù 30.000 tỷ nhưng chủ nhà vẫn nhất quyết không di dời nhà

Đây không phải là một ngôi nhà bình thường mà là tài sản lịch sử vô giá về một thời kỳ đã qua của Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, có một thuật ngữ dùng để chỉ những hộ gia đình kiên quyết không chịu di dời, đó là "gia đình đinh" (ám chỉ việc cắm rễ mãi không chịu đi). Những gia đình này thường gây nhiều khó khăn cho các chủ đầu tư bất động sản.

Năm 2012, một câu chuyện đã thu hút sự chú ý lớn từ dư luận Trung Quốc về một gia đình ở tỉnh Hà Nam. Gia đình này được đề nghị bồi thường hơn 8,8 tỷ NDT (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng) cho ngôi nhà của họ nhưng vẫn không chịu chấp nhận phá dỡ. Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Gia đình này được đề nghị bồi thường hơn 8,8 tỷ NDT (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng) cho ngôi nhà của họ nhưng vẫn không chịu chấp nhận phá dỡ (Ảnh: Sina)

Gia đình này được đề nghị bồi thường hơn 8,8 tỷ NDT (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng) cho ngôi nhà của họ nhưng vẫn không chịu chấp nhận phá dỡ (Ảnh: Sina)

Thôn Đông Sử Mã, thuộc thành phố Trịnh Châu, Hà Nam, khi ấy đang triển khai một dự án cải tạo do một chủ đầu tư thực hiện, trong đó có ngôi nhà của gia đình ông Nhậm.

Dù đã đưa ra mức bồi thường lên đến 8,8 tỷ NDT, chủ đầu tư vẫn không thể thuyết phục ông Nhậm chấp nhận phá dỡ ngôi nhà. Ông Nhậm lý giải rằng ngôi nhà này do tổ tiên ông để lại, có giá trị lớn về mặt tinh thần, vì vậy ông không thể để ngôi nhà bị phá bỏ.

Chủ đầu tư bất lực và không tin vào lời nói của ông Nhậm, đành phải mời các chuyên gia văn hóa tới để đánh giá. Kết quả là các chuyên gia cũng ngăn cản việc phá nhà bởi đây là ngôi nhà tứ hợp viện vô giá.

Kết quả là các chuyên gia cũng ngăn cản việc phá nhà bởi đây là ngôi nhà tứ hợp viện vô giá (Ảnh: Sohu)

Kết quả là các chuyên gia cũng ngăn cản việc phá nhà bởi đây là ngôi nhà tứ hợp viện vô giá (Ảnh: Sohu)

Sau khi hỏi về tổ tiên của ông Nhậm và theo những nghiên cứu, các chuyên gia cũng biết rằng ngôi nhà này thuộc về tổ tiên ông, Nhậm Nhị Công (Nhậm Đức Hinh), từng là quan Bố Chính Sứ với cấp bậc Nhị phẩm trong thời Hoàng đế Đạo Quang (1820-1850) triều Thanh.

Ngôi nhà vốn là phủ của vị quan nhà Thanh. Trước cổng vào phủ có một bức hoành phi ghi "phụ dực quốc chính" (giúp đỡ việc quốc gia đại sự, một tước hiệu chỉ được hoàng đế ban cho người có công với nước), cho thấy vị trí quan trọng của chủ nhân trong triều đình.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia và thông tin từ ông Nhậm, ngôi nhà này là phủ quan triều Thanh (Ảnh: Sohu)

Theo nghiên cứu của các chuyên gia và thông tin từ ông Nhậm, ngôi nhà này là phủ quan triều Thanh (Ảnh: Sohu)

Ngôi nhà mang kiến trúc cổ điển đặc trưng của phủ quan thời nhà Thanh, với thiết kế tứ hợp viện (bốn dãy nhà xung quanh một sân). Ban đầu, toàn bộ phủ gồm 7 dãy nhà, nhưng ngày nay chỉ còn giữ lại được 2 dãy với diện tích khoảng 3 mẫu.

Ngôi nhà được xây dựng bằng gạch xám thời Thanh, các hoa văn trang trí trên mái nhà và những chi tiết chạm trổ đẹp mắt (Ảnh: Sohu)

Ngôi nhà được xây dựng bằng gạch xám thời Thanh, các hoa văn trang trí trên mái nhà và những chi tiết chạm trổ đẹp mắt (Ảnh: Sohu)

Ngôi nhà được xây dựng bằng gạch xám thời Thanh, các hoa văn trang trí trên mái nhà và những chi tiết chạm trổ trên gỗ như tiên hạc vân hải, song lộc thực thảo, kỳ lân tống tử... vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Ngôi nhà vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn (Ảnh: Sohu)

Ngôi nhà vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn (Ảnh: Sohu)

Bên trong căn nhà, hầu như ở mọi nơi đều có thể thấy các loại đồ cổ truyền lại như sứ Thanh Hoa, bộ ấm chén bằng đồng đỏ, quan phục triều Thanh, nghiên mực... tất cả đều hiện lên với vẻ cổ kính và sống động.

Bên trong căn nhà, hầu như ở mọi nơi đều có thể thấy các loại đồ cổ truyền lại (Ảnh: Sohu)

Bên trong căn nhà, hầu như ở mọi nơi đều có thể thấy các loại đồ cổ truyền lại (Ảnh: Sohu)

Năm 2017, căn nhà của ông Nhậm được Cục Văn hóa tỉnh Hà Nam cấp phép trở thành một bảo tàng tư nhân, mang tên Bảo tàng Trịnh Châu Thiên Tường, mở cửa miễn phí cho người dân đến tham quan.

Năm 2017, căn nhà của ông Nhậm được Cục Văn hóa tỉnh Hà Nam cấp phép trở thành một bảo tàng tư nhân, mang tên Bảo tàng Trịnh Châu Thiên Tường (Ảnh: Sohu)

Năm 2017, căn nhà của ông Nhậm được Cục Văn hóa tỉnh Hà Nam cấp phép trở thành một bảo tàng tư nhân, mang tên Bảo tàng Trịnh Châu Thiên Tường (Ảnh: Sohu)

Nơi đây đã trở thành niềm tự hào không chỉ của gia đình ông Nhậm mà còn của cả tỉnh Hà Nam, là tài sản lịch sử vô giá về một thời kỳ đã qua của Trung Quốc.

Nguồn: Sohu

Hoàng Giang

Bình luận

Nổi bật

Lính mới lại là nhân viên nhỏ tuổi nhất, tôi sợ hãi với văn hóa team building ở công ty

Lính mới lại là nhân viên nhỏ tuổi nhất, tôi sợ hãi với văn hóa team building ở công ty

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/06/2024, 09:38

Là nhân sự trẻ tuổi nhất công ty, tôi đã có một kỳ nghỉ không mấy vui vẻ khi liên tục bị dồn ép "nhân viên mới, còn ít tuổi mà..."

Miễn phí thị thực cho cả thế giới, ‘thiên đường nơi hạ giới’ đón lượng khách kỷ lục

Miễn phí thị thực cho cả thế giới, ‘thiên đường nơi hạ giới’ đón lượng khách kỷ lục

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/06/2024, 09:38

Vào năm 2023, nơi đây đã lập kỷ lục với hơn 1,8 triệu du khách đến nghỉ dưỡng.

Vị quân sư giúp chúa Nguyễn phát triển quân đội, xây dựng thành lũy khó lung lay suốt cả trăm năm trong lịch sử Việt Nam

Vị quân sư giúp chúa Nguyễn phát triển quân đội, xây dựng thành lũy khó lung lay suốt cả trăm năm trong lịch sử Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/06/2024, 01:03

Không phải là một vị tướng trực tiếp cầm quân nhưng ông thực sự là một nhà quân sự “tài giỏi, mưu lược và hiểu thời thế”.