Thứ bảy, 22/06/2024, 17:37 PM

5 huyện của TP. HCM sẽ lên đô thị trong tương lai

Sau thời kỳ quy hoạch, hệ thống đô thị của TP. HCM bao gồm khu vực đô thị trung tâm đạt tiêu chuẩn của đô thị đặc biệt và 4 đô thị trực thuộc.

Tại kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP. HCM khóa X được tổ chức vào ngày 22/6, các đại biểu đã thống nhất thông qua hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, TP. HCM hướng đến mô hình cấu trúc đô thị đa trung tâm với khu vực đô thị trung tâm hiện hữu (16 quận) có dân số hơn 6,4 triệu người vào năm 2030 đóng vai trò là hạt nhân của hệ thống đô thị TP. HCM.

phong-canh-tp-hcm-anh-doc-lap-47-1353-1

TP Thủ Đức có dân số hơn 1,4 triệu người vào năm 2030 là đô thị song hành, giữ vai trò là cực tăng trưởng mới.

5 huyện bao gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ có dân số hơn 3,1 triệu người vào năm 2030 sẽ là các đô thị vệ tinh kiểu mới, cửa ngõ của TP. HCM.

Các đô thị vệ tinh kiểu mới là đô thị trực thuộc nhưng có tính chất độc lập tương đối về cơ sở kinh tế - kỹ thuật, nhằm cân bằng lao động tại chỗ, hạn chế giao thông con lắc, đảm bảo nhiệm vụ các chức năng phù hợp với tiềm năng lợi thế trong sự phân công với đô thị trung tâm.

Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, trong thời kỳ quy hoạch, hệ thống đô thị của TP. HCM bao gồm khu vực đô thị trung tâm (các quận nội thành) đạt tiêu chuẩn của đô thị đặc biệt, 6 đô thị trực thuộc gồm: TP. Thủ Đức là đô thị loại I và 5 đô thị vệ tinh Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, làm cơ sở để nâng cấp lên thành phố.

Sau thời kỳ quy hoạch, hệ thống đô thị của TP. HCM bao gồm khu vực đô thị trung tâm (các quận nội thành) đạt tiêu chuẩn của đô thị đặc biệt và 4 đô thị trực thuộc gồm: TP. Thủ Đức là đô thị loại I và 3 đô thị vệ tinh đạt tiêu chuẩn đô thị loại II hoặc III.

Cụ thể, đô thị phía Bắc gồm Hóc Môn - Củ Chi; đô thị phía Tây gồm huyện Bình Chánh; đô thị phía Nam gồm huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ và Quận 7. Ranh giới chính thức của các đô thị trực thuộc được xác định khi thành lập các đô thị này.

Về quy hoạch mạng lưới giao thông, đường bộ phát triển 24 tuyến chính, trong đó có 4 cao tốc, 3 vành đai, 5 tuyến quốc lộ, 11 tuyến đường tỉnh, 1 đường ven biển; đường sắt có 22 tuyến; đường thủy nội địa có 88 tuyến; đường biển có 6 luồng hàng hải, 7 khu bến cảng biển.

Cảng hàng không có Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nâng cấp công suất 50 triệu hành khách và Cảng hàng không quốc tế Long Thành công suất 25 triệu hành khách…

TP. HCM là một trung tâm kinh tế lớn và với vai trò là "đầu tàu" kinh tế, đóng góp tỷ trọng cao trong GDP chung của cả nước.

GRDP quý I/2024 của TP. HCM ước tăng 6,54%, đạt mục tiêu đề ra cũng là tốc độ cao tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020. Đây là cơ sở để TP. HCM đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 7,5-8% cho cả năm 2024.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Chuẩn bị đầu tư thêm tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng 380km

Chuẩn bị đầu tư thêm tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng 380km

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 23:50

Dự án này sẽ giúp rút ngắn thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc qua Việt Nam đến các thị trường quốc tế.

5 huyện ven TP. HCM cần dùng tuyệt chiêu gì để tự ‘nâng cấp bản thân’ trước ngày lên thành phố?

5 huyện ven TP. HCM cần dùng tuyệt chiêu gì để tự ‘nâng cấp bản thân’ trước ngày lên thành phố?

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 22:17

Các huyện ven TP. HCM sắp lên thành phố bao gồm: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Lộ diện kế hoạch ‘hồi sinh’ hơn 700 dự án bỏ hoang tại Hà Nội

Lộ diện kế hoạch ‘hồi sinh’ hơn 700 dự án bỏ hoang tại Hà Nội

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 22:16

TP. Hà Nội đang chỉ đạo các Sở, ngành tiếp tục thực hiện công tác tổ chức phân loại thành các nhóm dự án chậm triển khai, có kết luận đối với từng dự án để làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp.