Thứ sáu, 17/06/2022, 21:33 PM

Đưa vải thiều vươn ra thế giới

(CL&CS)- Mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều để gia tăng giá trị của quả vải, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân và phát triển kinh tế của địa phương là mục tiêu cấp thiết được đặt lên hàng đầu.

Với mong muốn đưa đặc sản Việt Nam nói chung, quả vải thiều nói riêng đến gần hơn với nhiều người tiêu dùng thế giới, sáng 16/6, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức diễn đàn “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới” và khai trương triển lãm số, gian hàng số cùng chủ đề.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn phát biểu khai mạc diễn đàn.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn phát biểu khai mạc diễn đàn.

Các đại biểu tham dự diễn đàn gồm: Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, cùng đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan thương mại, doanh nghiệp trong nước và quốc tế...

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm nông nghiệp mang bản sắc đặc trưng riêng. Đặc biệt, sau năm 1989, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nhà cung cấp lớn trên thị trường nông sản thế giới xét về quy mô và phạm vi thương mại, với mức tăng trưởng nông nghiệp bình quân khoảng 3,5%/năm, mức cao ở khu vực châu Á nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Trong đó, vải thiều là loại quả nhiệt đới được người dân Việt Nam và khách quốc tế ưa thích. Sản phẩm vải thiều không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới với đa dạng phương thức bán hàng, từ kênh bán hàng truyền thống, kênh bán hàng hiện đại đến các kênh thương mại điện tử, đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của bức tranh xuất khẩu nông sản năm 2021.

“Kết quả đó là nhờ sự đổi mới, quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc tái cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP, cùng với đó là đẩy mạnh xây dựng chương trình nông thôn mới, nâng cấp đầu tư cho hệ thống thủy lợi, đê điều...

Chúng tôi đã luôn đặt câu hỏi phải làm sao để đưa nông sản Việt Nam vươn ra thế giới, nông sản Việt Nam cần đạt chất lượng cao như thế nào, cần làm gì để vượt qua rào cản thương mại, để nhiều người dân trên thế giới được hưởng hương vị đặc sắc của nông sản Việt Nam”, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn chia sẻ.

Cũng theo Thứ trưởng, hiện Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực hiện 17 Hiệp định thương mại tự do. Với năng lực tốt về nguồn cung cùng với quá trình mở cửa hội nhập sâu rộng, Việt Nam đã từng bước khẳng định được vị trí trên thị trường nông sản thế giới. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt 46,8 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Có được điều này là nhờ những người bạn tốt sinh sống ở Việt Nam - họ đã làm sứ giả góp phần đưa nông sản Việt Nam vươn ra thế giới.

Năm 2022, vải thiều Việt Nam được dự báo là được mùa, với sản lượng khoảng 320.000 tấn. Năm nay, Bắc Giang - vùng sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước với diện tích trên 28.300 ha, sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 180.000 tấn.

Các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày tại diễn đàn

Các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày tại diễn đàn

Tỉnh Hải Dương có khoảng 9.000 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 60.000 tấn, trong đó 100% diện tích trồng vải được định hướng theo quy trình sản xuất sạch, an toàn.

Vải thiều thường chín rộ trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, với sản lượng lớn, thời gian thu hoạch lại ngắn nên việc kết nối giao thương, mở rộng thị phần sẵn có, tìm kiếm thị trường mới và đa dạng kênh phân phối là hết sức cần thiết để việc tiêu thụ được thuận lợi.

Đặc biệt, mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều để gia tăng giá trị của quả vải, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân và phát triển kinh tế của địa phương là mục tiêu cấp thiết được đặt lên hàng đầu. Hiện vải thiều Việt Nam - nổi tiếng với hai vùng trồng vải: Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) và vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có mặt ở trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, để có được sản phẩm vải thiều đạt chất lượng vào các thị trường yêu cầu cao đòi hỏi người nông dân, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước phải cùng nhau hợp lực để xây dựng được chuỗi các quá trình nghiêm ngặt, khép kín từ khâu lựa chọn thổ nhưỡng đến chăm sóc cây trồng, chế biến và tiêu thụ.

Ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, năm 2022, sản lượng vải thiều Hải Dương dự kiến xuất khẩu đi các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu toàn tỉnh. Bên cạnh đó, khoảng 40% xuất khẩu thị trường truyền thống như Trung Quốc, Lào, Campuchia còn lại là tiêu thụ, chế biến trong nước.

Còn tại tỉnh Bắc Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn cho biết, tỉnh duy trì xuất khẩu sản phẩm quả vải tươi và vải thiều chế biến. Năm 2021, thị trường xuất khẩu đạt 89.300 tấn (chiếm khoảng 41,4% sản lượng). Hiện nay, việc tiêu thụ vải thiều của tỉnh diễn ra khá thuận lợi, vải được thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đó, với giá thành cao.

“Hiện nay, vải thiều Bắc Giang đã được thu hoạch, tiêu thụ khoảng 25.000 tấn; trong đó, sản lượng tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 60%; sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 40%, xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia...”, ông Phan Thế Tuấn cho hay.

Trước nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng từ các kênh bán hàng hiện đại ngày càng gia tăng, sự ứng dụng của số hóa ngày càng sâu, rộng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong khuôn khổ diễn đàn, triển lãm số "Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới" đã được khai mạc tại địa chỉ: https://vaithieuexpo.vnexpress.net/.

Triển lãm số nhằm giới thiệu tới các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các cơ quan thương mại, doanh nghiệp trong nước và quốc tế... vể sản phẩm vải thiều nói riêng và một số sản phẩm nông sản khác nói chung.

Theo laodongthudo.vn

Bình luận

Nổi bật

Thị xã hơn 1 tuần nữa lên thành phố báo tin vui bất ngờ về dự án 312 tỷ đồng

Thị xã hơn 1 tuần nữa lên thành phố báo tin vui bất ngờ về dự án 312 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 00:06

Công trình với tổng vốn đầu tư 312 tỷ đồng bắc qua sông Thị Tính sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới.

Thành phố trong thành phố đầu tiên tại Việt Nam mở rộng 30m tuyến đường có giá đất hơn 500 triệu/m2

Thành phố trong thành phố đầu tiên tại Việt Nam mở rộng 30m tuyến đường có giá đất hơn 500 triệu/m2

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 00:03

Dự án mở rộng 30m con đường này có tổng vốn đầu tư hơn 868 tỷ đồng. Nếu được thông qua, dự án có thể hoàn thành vào năm 2025.

Doanh nghiệp bất động sản của em trai Chủ tịch Tập đoàn Novaland (NVL) tiếp tục 'chìm' trong đà thua lỗ

Doanh nghiệp bất động sản của em trai Chủ tịch Tập đoàn Novaland (NVL) tiếp tục 'chìm' trong đà thua lỗ

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 23:59

Chủ tịch của công ty bất động sản này là em trai của ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Tập đoàn Novaland.