Thứ tư, 21/08/2024, 11:54 AM

Dự thảo bảng giá đất tại huyện nông nghiệp sắp lên TP của TP. HCM có khu vực tăng đến 50 lần

Bí thư huyện này cho biết, địa phương còn nhiều khó khăn, chưa có điều kiện phát triển để giá đất tăng cao như vậy.

Trong buổi làm việc mới đây giữa HĐND và UBND TP. HCM về việc điều chỉnh bảng giá đất, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến quan trọng về những tác động có thể ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp.

Nhiều ý kiến đồng thuận rằng, việc tăng giá đất ở mức cao sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống và khả năng tiếp cận nhà ở của người dân. Do đó, thành phố cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Vị trí của huyện Hóc Môn (TP. HCM)

Vị trí của huyện Hóc Môn (TP. HCM)

Bí thư Huyện ủy Hóc Môn - ông Trần Văn Khuyên cho biết, theo dự thảo bảng giá đất mới, huyện Hóc Môn có những khu vực có mức tăng cao nhất lên đến 50 lần. Ông bày tỏ lo ngại và yêu cầu UBND TP. HCM cùng các Sở, ngành liên quan giải thích rõ về cơ sở xác định các mức giá này.

"Hóc Môn còn nhiều khó khăn, chưa có điều kiện phát triển để giá đất tăng cao như vậy. Tôi mong các anh chị giải thích rõ để khi người dân hỏi, chúng tôi có thể trả lời một cách thấu đáo," ông Khuyên nói.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, bảng giá đất điều chỉnh cần ưu tiên lợi ích của người dân hơn là tập trung vào việc thực hiện các dự án. Không phải tất cả các mảnh đất tại TP. HCM đều nằm trong diện phát triển dự án.

"Lợi ích của người dân phải được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước, nhưng người dân cũng cần được đảm bảo quyền sử dụng đất và khả năng tiếp cận nhà ở", Bí thư Trần Văn Khuyên nêu quan điểm.

Ông Khuyên cũng phân tích rằng, ở các huyện ngoại thành và vùng ven, phần lớn đất đai là đất nông nghiệp. Khi người dân muốn xây nhà, họ phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, với giá đất tăng cao, nhiều người dân sẽ gặp khó khăn, thậm chí không đủ điều kiện để thực hiện việc chuyển đổi này.

"Tôi đề nghị thành phố cân nhắc việc áp dụng bảng giá đất điều chỉnh theo từng giai đoạn, từ nay đến 31/12/2025. Trong thời gian này, thành phố cần tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xây dựng nhà ở, đảm bảo người nghèo vẫn có cơ hội tiếp cận nhà ở", ông Khuyên góp ý.

Bí thư huyện huyện Hóc Môn:

Bí thư huyện huyện Hóc Môn: "Địa phương còn nhiều khó khăn, chưa có điều kiện phát triển để giá đất tăng cao như vậy"

Tại hội nghị, đại biểu Lê Minh Đức cũng chia sẻ rằng, qua các buổi tiếp xúc cử tri, nhiều người dân bày tỏ lo ngại về mức tăng giá đất cao trong dự thảo. Họ mong muốn thành phố đánh giá toàn diện tác động kinh tế - xã hội trước khi quyết định ban hành chính thức bảng giá đất.

"Cử tri cho rằng, dự thảo bảng giá đất điều chỉnh chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tế, có thể gây áp lực tài chính lớn đối với một bộ phận người dân", đại biểu Lê Minh Đức nêu rõ.

Trả lời các ý kiến từ đại biểu, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM khẳng định rằng, bảng giá đất điều chỉnh phải đảm bảo tính công bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, và doanh nghiệp. Mục tiêu của bảng giá này là thống nhất về giá khi thực hiện nghĩa vụ tài chính, tránh tình trạng giá bán và giá làm thủ tục chênh lệch như hiện nay.

Ông Thắng cũng cho biết, bảng giá đất điều chỉnh đã được tích hợp các yếu tố như giá bồi thường, thuế, nghĩa vụ tài chính, và giá thị trường.

"Giá đất của huyện Hóc Môn hay các địa phương khác được cung cấp từ các phường, xã, quận, huyện. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổng hợp và phối hợp với đơn vị tư vấn để định giá, so sánh, phân tích và đưa ra giá dự kiến", ông Nguyễn Toàn Thắng giải thích.

Quy trình và thủ tục lập dự thảo bảng giá đất điều chỉnh được thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định 71 của Chính phủ về quy định giá đất, với dữ liệu thu thập bao gồm giá bồi thường, giá giao dịch, và giá thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Mới đây trong dự thảo quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được lấy ý kiến đã đề xuất 5 huyện ngoại thành Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè thành 3 thành phố mới.

Trong đó, thành phố phía Bắc gồm hai huyện Hóc Môn và Củ Chi với định hướng phát triển sinh thái nông nghiệp - nông thôn, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, công nghiệp sinh thái, dịch vụ. Trong đó, Hóc Môn sẽ là trung tâm hành chính, chính trị của thành phố phía Bắc.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 11:34

(CL&CS)- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2025 tăng 0,16% so với tháng liền trước, tăng 1,53% so với tháng 12-2024 và tăng 3,24% so với cùng kỳ năm 2024.

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 09:29

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Estonia, ngày 5/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã thăm Cảng Tallinn - một trong những cảng biển lớn nhất ở khu vực biển Baltic; thăm phố cổ Tallinn - di sản thế giới để tìm hiểu về lịch sử văn hoá, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá phục vụ phát triển bền vững.

Tăng thuế thuốc lá: Chính sách vì sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế

Tăng thuế thuốc lá: Chính sách vì sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế

sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 12:15

(CL&CS)- Tăng thuế thuốc lá không chỉ là chính sách tài khóa đơn thuần, mà còn là lựa chọn chiến lược cho một tương lai khỏe mạnh hơn, công bằng hơn và phát triển hơn.