Thứ hai, 05/02/2024, 11:04 AM

Dòng kênh 'ấm no' bậc nhất Việt Nam: Dài 45km nhưng mất 3 năm để hoàn thành, là tuyến huyết mạch chở lúa gạo miền Tây suốt trăm năm

Đây là công trình lớn đầu tiên của Nam Kỳ về đường thủy, có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn, Mỹ Tho về đường bộ...

Về đêm, hệ thống đèn trang trí dọc công viên hai bên bờ kênh TP. Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) in bóng nước lấp lánh. Vài năm trở lại đây, thành phố đã chi gần 1.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống bờ kè chống sạt lở dài trên 18km, từ trung tâm thành phố kéo dài đến huyện Vị Thủy, Châu Thành A. Một dự án bờ kè 200 tỷ khác đang triển khai dài gần 2km đi qua huyện Châu Thành A. Bờ kè hai bên kênh đã tạo diện mạo mới cho đô thị trẻ, tựa như chiếc áo mới cho dòng Xà No.

Kênh xáng Xà No lung linh về đêm

Kênh xáng Xà No lung linh về đêm

Nhìn cảnh trù phú, sầm uất hiện nay, khó ai có thể tưởng tượng ra khung cảnh hoang vắng của vùng đất này. Hàng trăm năm trước, khu vực nối Cần Thơ và Rạch Giá toàn đồng trũng hoang vu, lau sậy, năng, lác rộng hàng trăm nghìn ha, là nhà của hàng trăm trâu nước, voi rừng. Mùa nước nổi, người dân phải di chuyển bằng ghe xuồng, mùa khô đất nhiễm phèn, mặn, chỉ có thể trồng được lúa ma vớt vát vài bữa gạo. Đó là vùng đất mà cá sấu "nổi rền như hội", cọp nhiều vô số kể, người dân đi rừng phải dùng cây lao phụng có mũi nhọn bằng sắt để phòng thân.

Vì thế, cuối thế kỉ XIX, để khai thác Nam Kỳ, người Pháp thấy cần thiết phải mở mang giao thông thuỷ đạo tiến về phía tây của Nam Bộ. Từ năm 1866, họ đã dùng 2 chiếc xáng vét lại rạch Bến Lức và sông Bảo Định (Mỹ Tho). Đến mùa khô năm 1901, kênh xáng Xà No chính thức được khởi công. Công ty Montvenoux lãnh thầu, sau đó dùng 4 máy xáng thi công. Mỗi máy mạnh 350 mã lực, gàu múc 375 lít, thổi bùn xa đến 60 thước. Tuyến kênh có tổng chiều dài 45km, trong đó phần TP. Cần Thơ 12km, được đào theo đường thẳng tắp, sâu 2-9m, rộng trên mặt nước 60m, dưới đáy 40m.

Kênh xáng Xà No (phía trên) tại ngã ba giao nhau với sông Cần Thơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Nam/ VnExpress

Kênh xáng Xà No (phía trên) tại ngã ba giao nhau với sông Cần Thơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Nam/ VnExpress

Đến tháng 7/1903, kênh hoàn thành, chi phí lên đến 3,6 triệu Franc. Đây là công trình đường thủy lớn đầu tiên của Nam Kỳ sử dụng máy có thể so sánh với đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho. Trong Lịch sử khẩn hoang miền Nam, nhà "Nam Bộ học" Sơn Nam miêu tả kênh đào từ con rạch nhỏ phía Cần Thơ chảy qua xóm của người Khmer. Nơi đây có nhiều cây điên điển mọc hoang, tiếng Khmer gọi là Snor (Xà No), tên kênh xáng Xà No ra đời vì vậy. Bởi thế mà có câu ca:

“Có phải xưa lội qua vùng điên điển

Nên kênh đào có tên gọi Xà No

Dòng phù sa thủy chung miền sông Hậu

Bồi đắp quê ngọt điệu lý câu hò…”

(Theo Dũng Trần – Xứ Ngàn)

Sau đó, người Pháp tiếp tục cho đào những con kênh cắt ngang, cứ cách 500m thì đào một kênh nhỏ, 1.000m đào một kênh lớn và đào theo lối “xôm lươn” (nằm lệch nhau).

Kênh xáng Xà No trở thành

Kênh xáng Xà No trở thành "con đường lúa gạo" ở miền Tây hơn 100 năm qua. Ảnh: Lý Anh Lam

Trước đó, việc vận chuyển lúa gạo ở Nam Bộ chủ yếu bằng đường biển thông qua thương khẩu Rạch Giá. Việc xuất hiện kênh xáng Xà No đã nối liền biển Tây với sông Hậu, ngoài việc giải quyết tiêu thoát nước cho khoảng 40.000ha đất thuộc miền Hậu Giang còn phục vụ cho người dân đến khai hoang, sản xuất và sinh sống. Đồng thời, đây là trục kênh rất quan trọng cho việc hình thành các tụ điểm giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội sầm uất và tạo nên huyết mạch giao thương lúa gạo.

Theo số liệu năm 1899, mỗi năm, Nam Kỳ xuất cảng được 500.000 tấn lúa gạo, từ khi có kênh xáng Xà No đã tăng lên 1,3 triệu tấn. Riêng Cần Thơ, mỗi năm xuất 116.000 tấn lúa gạo, đứng hạng nhất lúc bấy giờ. Bởi thế, kênh Xà No một thời được mệnh danh "con đường lúa gạo" miệt sông Hậu. Hơn 120 năm hình thành, đến bây giờ dòng Xà No vẫn giữ vị trí quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long.

Hệ thống bờ kè hiện đại dọc kênh

Hệ thống bờ kè hiện đại dọc kênh

Bên cạnh đó, đây là trục kênh rất quan trọng cho việc hình thành các tụ điểm giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội sầm uất và tạo nên huyết mạch giao thương lúa gạo. Từ những cánh đồng lúa bạt ngàn, ghe xuồng chở lúa ra kênh xáng Xà No - nơi có những chiếc sà lan lớn đang chờ "ăn lúa" đưa về Cần Thơ, Kiên Giang, TP. HCM và nhiều nơi khác.

Ngoài nông nghiệp, tỉnh Hậu Giang còn tính khai thác dòng Xà No phát triển du lịch. Cuối năm 2009, tỉnh Hậu Giang đã đăng cai tổ chức Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất nhằm tôn vinh tiềm năng lúa gạo Việt Nam. Nhân dịp này, hội thảo “Kênh xáng Xà No - con đường lúa gạo miền Hậu Giang” đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khoa học. Qua đó một lần nữa chứng minh thêm về vấn đề “văn minh kênh xáng” độc đáo của vùng đồng bằng sông nước Nam Bộ.

Tháng 1/2022, tỉnh Hậu Giang đưa vào khai thác tàu du lịch Xà No. Trải nghiệm trên tàu, du khách ngoài được thưởng thức các sản phẩm ẩm thực đặc trưng, dân dã của địa phương, còn được thưởng thức và giao lưu những sản phẩm văn hóa tinh thần qua sức lan tỏa của loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lấy du lịch đường thủy nội địa - tàu du lịch nhà hàng làm trọng tâm khai thác, kết nối các điểm du lịch dọc tuyến kênh xáng Xà No như: Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến thắng Chương Thiện, Di tích Chiến thắng Vàm Cái Sinh, Khu căn cứ Tỉnh ủy, Vùng du lịch cộng đồng Khóm Câu Đúc và các điểm du lịch đường bộ trên địa bàn tỉnh sẽ tạo thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh góp phần phục hồi ngành du lịch trong điều kiện bình thường mới

Lấy du lịch đường thủy nội địa - tàu du lịch nhà hàng làm trọng tâm khai thác, kết nối các điểm du lịch dọc tuyến kênh xáng Xà No như: Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến thắng Chương Thiện, Di tích Chiến thắng Vàm Cái Sinh, Khu căn cứ Tỉnh ủy, Vùng du lịch cộng đồng Khóm Câu Đúc và các điểm du lịch đường bộ trên địa bàn tỉnh sẽ tạo thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh góp phần phục hồi ngành du lịch trong điều kiện bình thường mới

Đi tàu du lịch Xà No, du khách sẽ được trải lòng mình trước vẻ đẹp của dòng kênh mang đậm dấu ấn lịch sử, hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm mới lạ và thú vị về một vùng đất Vị Thanh - Hậu Giang.

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

Không sử dụng sức người, đập thủy điện cao 180m với công suất 5 tỷ kWh điện mỗi năm sắp được hoàn thiện nhờ công nghệ in 3D sau 2 năm khởi công

Không sử dụng sức người, đập thủy điện cao 180m với công suất 5 tỷ kWh điện mỗi năm sắp được hoàn thiện nhờ công nghệ in 3D sau 2 năm khởi công

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 02:51

Khi đưa vào khai thác, nhà máy thủy điện này sẽ phục vụ nhu cầu điện cho khoảng 100 triệu dân.

Cầu vượt tại một tỉnh nhưng mang tên một tỉnh khác: 480.000 người 'kết án' một xa lộ 'tử thần', xác lập nhiều kỷ lục cho cây cầu hiện đại nhất Việt Nam

Cầu vượt tại một tỉnh nhưng mang tên một tỉnh khác: 480.000 người 'kết án' một xa lộ 'tử thần', xác lập nhiều kỷ lục cho cây cầu hiện đại nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 00:35

Cầu vượt hiện đại này nằm ở Đà Nẵng nhưng lại mang tên một tỉnh lân cận với hàm ẩn ý nghĩa sâu sắc.

'Thỏi nam châm' hút khách du lịch bậc nhất Việt Nam quy hoạch thêm 1 khu đô thị 94ha, mở rộng lòng hồ 'trái tim của thành phố'

'Thỏi nam châm' hút khách du lịch bậc nhất Việt Nam quy hoạch thêm 1 khu đô thị 94ha, mở rộng lòng hồ 'trái tim của thành phố'

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 23:55

Để thực hiện khu đô thị này, thành phố có kế hoạch khôi phục và mở rộng hồ Đa Thiện 1 và Đa Thiện 2 - trái tim của Thung lũng Tình yêu giữa lòng thành phố.