Thứ sáu, 11/03/2022, 20:04 PM

Doanh nghiệp vẫn “đau đầu” với chi phí logistics

(CL&CS) - Chi phí logistics quá cao đang gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp.

Đến năm 2022, một điểm thách thức đáng chú ý khác theo các doanh nghiệp đó là chi phí logistics tăng phi mã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn và thách thức. (Ảnh: minh họa)

Đến năm 2022, một điểm thách thức đáng chú ý khác theo các doanh nghiệp đó là chi phí logistics tăng phi mã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn và thách thức. (Ảnh: minh họa)

Nhiều doanh nghiệp gặp khó do logistics tăng cao

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thì trong quý đầu năm nay, mặc dù thị trường nhập khẩu thủy sản thế giới đang có dấu hiệu phục hồi và khả quan, nhưng chi phí cho sản xuất, cước vận tải biển tăng quá cao, thiếu nguyên liệu, thiếu công nhân… đang khiến cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp thủy sản bị giảm lợi nhuận.

VASEP dẫn chứng, việc phải đầu tư, nâng cấp đường vào cảng nhằm tránh ùn tắc, tăng chi phí logistics cho đô thị cảng biển lớn cả nước là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, giữa bối cảnh khi doanh nghiệp còn chưa vực dậy sau điêu đứng của dịch bệnh và Chính phủ, các Bộ ngành đang nỗ lực phục hồi kinh tế, giảm chi phí cho doanh nghiệp bằng các quyết sách linh hoạt thì việc TP.HCM chuẩn bị thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4 là thời điểm không hợp lý và tạo nên tình trạng “phí chồng phí.”

Cũng theo VASEP, hiện nay hơn 70% lượng hàng thủy sản xuất nhập khẩu của cả nước đều tập trung tại các cảng biển của TP.HCM. Trong khi đó, các chi phí logistics của Việt Nam cũng đang ở mức cao so với các nước trong khu vực, làm giảm sức cạnh tranh đáng kể của các doanh nghiệp thủy sản nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của Việt Nam nói chung.

“Nếu tính chi phí tăng thêm cho một doanh nghiệp thủy sản quy mô trung bình là 3 - 3,5 tỷ đồng/năm; với doanh nghiệp lớn hơn khoảng 13,5 - 14 tỷ đồng/năm”- VASEP nhấn mạnh.

Bà Trần Hoàng Phú Xuân, Phó chủ tịch Hội Dệt may-Thêu đan TP.HCM cũng cho rằng, dù lĩnh vực dệt may được đánh giá là ngành có nhiều tín hiệu khởi sắc sau dịch nhưng do chi phí logistics tăng cao, giá nguyên phụ liệu thô bất ổn nên doanh nghiệp trong ngành gặp không ít khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Khánh, Tổng thư ký Hội Da giày TP.HCM cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp ngành da giày trên địa bàn thành phố dù có đơn hàng đến tháng 7, nhưng do các chi phí đầu vào tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp đang đau đầu trong khi phải gồng gánh quá nhiều chi phí khác.

Các doanh nghiệp ngành gỗ cũng gặp khó khăn không kém, theo ông Bùi Hữu Thiêm, Phó Tổng thư ký Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), trong hai năm đối mặt với dịch bệnh Covid-19, ngành gỗ cũng "lao đao", sản xuất đi xuống, gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên doanh nghiệp có nhiều nỗ lực, ngành gỗ phát triển bình quân 15%/năm.

Đến năm 2022, một điểm đáng chú ý khác theo các doanh nghiệp gỗ đó là chi phí logistics tăng phi mã, đặc biệt là phí vận chuyển đi Mỹ và châu Âu - hai thị trường mà ngành chế biến gỗ trong nước xuất khẩu nhiều, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp thêm khó khăn và thách thức.

Ông Thêm nêu dẫn chứng, với mỗi container từ TP.HCM đi Mỹ (bờ Đông) phải trả trên 22.000 đô la Mỹ, tăng khoảng 10 lần so với lúc ổn định.

Cũng cho rằng logistics là điểm yếu của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, Phó chủ tịch hội doanh nghiệp cơ khí - điện TP.HCM, bà Lê Thị Hồng Loan cho rằng hệ thống logistics trong nước yếu kém gây nghẽn chuỗi cung ứng và đẩy giá thành lên cao.

Kiến nghị lùi thời gian áp dụng thu phí hạ tầng cảng biển

Theo Phó Tổng thư ký HAWA, về vấn đề logistics, đứng ở góc độ nhà nước cần có hỗ trợ, đàm phán đối với các đơn vị vận tải, các nước để làm sao có được nguồn lực mạnh có thể nói chuyện được với các đối tác.

Các hội ngành nghề hiến kế thành phố tập trung phát triển đề án logistics trên địa bàn vì đây là mạch máu của nền kinh tế, chú ý đầu tư các kho, bãi phục vụ xuất khẩu nông sản, qua đó gia tăng giá trị nông sản Việt; cần có tích hợp và cung cấp thông tin về chính sách, thị trường thuận lợi cho doanh nghiệp.

Bà Trần Hoàng Phú Xuân kiến nghị xem xét việc thu phí hạ tầng mang sức ép chưa phù hợp trong thời điểm hiện nay, tăng gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp dệt may là xuất khẩu, nên sẽ phải chịu hai lần phí.

 “Thời điểm này để có giá cạnh tranh, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ, đặc biệt xem xét tính toán lại mức phí, và lùi thời gian áp dụng thu phí hạ tầng cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn thành phố dự định áp vào đầu tháng 4 tới”, bà Xuân nói.

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, thời gian tới TP.HCM sẽ tập trung triển khai các nội dung chính như kêu gọi đầu tư vào các trung tâm logistics, phối hợp triển khai hình thành khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghiệp cao; tăng cường hỗ trợ, đồng hành các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu…

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Ngày 20/5 hàng năm là ngày Đo lường Thế giới

Ngày 20/5 hàng năm là ngày Đo lường Thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

(CL&CS)- Hội nghị toàn thể Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc họp từ 7 đến 22/12/2023 đã chấp nhận xem 20 tháng 5 là Ngày Đo lường Thế giới.

Áp dụng triển khai HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến phương thức làm việc trong thủ tục hành chính

Áp dụng triển khai HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến phương thức làm việc trong thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 09:20

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng ISO 9001 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giúp vận hành cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiệu quả hơn, nhất là khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tránh sự chồng chéo, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đảm bảo đúng luật, nâng cao mức độ hài lòng của người dân…

Cải tiến kỹ thuật, giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Cải tiến kỹ thuật, giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:44

(CL&CS) - Hiện nay, nhờ phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất đã giúp cho nhiều đơn vị tăng năng suất lao động, thu nhập của người lao động được cải thiện, góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.