Doanh nghiệp không được kinh doanh bất động sản, loạt dự án bỏ hoang của Tập đoàn Bảo Việt sẽ ra sao?

(CL&CS) - Tập đoàn Bảo Việt – doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được giao nhiều khu “đất vàng” với diện tích hàng nghìn m2 nhưng trải qua nhiều năm, các dự án này vẫn đang nằm trên giấy và chưa có dấu hiệu triển khai, xây dựng. Trong khi đó, mới đây, Quốc hội vừa thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) có quy định rõ, doanh nghiệp bảo hiểm không được đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS). Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.

Tập đoàn Bảo Việt là 1 trong những doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, trong thời gian gần đây, ngoài kinh doanh bảo hiểm, đơn vị này có mở rộng đầu tư đa ngành với các dịch vụ tài chính như ngân hàng, đầu tư, môi giới, quản lý quỹ, bất động sản… Đáng chú ý, một số lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn này cho đến nay đều có kết quả không mấy khả quan, điển hình là lĩnh vực bất động sản.

Theo nguồn tin từ chuyên trang kinhtexaydung.petrotimes thì Tập đoàn Bảo Việt có 6 công ty con, trong đó Công ty TNHH MTV Đầu tư Bảo Việt (BVInvest) có tỷ lệ sở hữu 100%. Đây là công ty con chuyên kinh doanh bất động sản, tư vấn đầu tư xây dựng và cung cấp máy móc thiết bị.

Theo báo cáo thường niên năm 2019, BVInvest ghi nhận 265 tỷ đồng doanh thu nhưng đến năm 2020 doanh thu giảm nhẹ, mang về 263 tỷ đồng. Về phần lợi nhuận, phía công ty mẹ không công bố cụ thể.

Hiện nay, có rất nhiều dự án do Tập đoàn Bảo Việt làm chủ đầu tư bị bỏ hoang, chậm tiến độ, bị thanh tra trên địa bàn thành phố Hà Nội, có nhiều khu “đất vàng” nằm tại vị trí đắc địa của thành phố như Dự án Tháp tài chính quốc tế IFT địa chỉ 220 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy; Dự án Văn phòng cho các Hiệp hội Hà Nội (tên thương mại Seven Star) tại lô đất D27 2,2ha quận Cầu Giấy. Dự án Nhà ở cao tầng để bán thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.

Dự án Tháp tài chính quốc tế IFT địa chỉ 220 Trần Duy Hưng quây tôn, cây cối mọc um tùm (Nguồn ảnh: petrotime)

Dự án Tháp tài chính quốc tế IFT địa chỉ 220 Trần Duy Hưng quây tôn, cây cối mọc um tùm (Nguồn ảnh: petrotime)

Trong cuộc họp của HĐND TP. Hà Nội năm 2021, TP đã có Báo cáo kết quả tái giám sát về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố. Trong đó, thường

trực HĐND TP. Hà Nội nhắc đến Dự án Nhà ở cao tầng để bán (thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội) của Tập đoàn Bảo Việt là 1 trong số 60 dự án chậm đưa đất vào sử dụng.

Bên cạnh đó, năm 2005, Tập đoàn Bảo Việt đã được giao đất để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT trên lô đất 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 3.800 tỷ đồng. Để thực hiện dự án, vào năm 2009, Tập đoàn Bảo Việt thành lập Công ty TNHH Bảo Việt - SCIC và nay là Công ty Cổ phần đầu tư SCIC - Bảo Việt với vốn điều lệ 140 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông sáng lập gồm: Bảo Việt Nhân thọ là 30%, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt là 20%, SCIC là 50%. Tuy nhiên, cho đến nay, dự án này của Bảo Việt vẫn chỉ là bãi đất động được quây tôn, cây cối mọc um tùm.

Ngoài ra, đơn vị này còn là Chủ đầu tư dự án khu chung cư, biệt thự, nhà vườn, du lịch Quang Minh tại Mê Linh; dự án xây văn phòng cho các Hiệp hội Hà Nội (tên thương mại là Seven Star) tại lô đất D27 2,2 ha quận Cầu Giấy. Cả 2 dự án này đều năm trên giấy và chưa có dấu hiệu sắp triển khai.

Doanh nghiệp bảo hiểm không được đầu tư kinh doanh bất động sản

Sáng ngày 16/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) với 469 đại biểu (bằng 94,18% tổng số đại biểu) tán thành. Luật này có 157 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham gia biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham gia biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm cũng không được kinh doanh bất động sản trực tiếp, trừ việc mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ; cho thuê trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm được nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản trong thời hạn 3 năm.

Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cũng quy định, doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm khi đầu tư ra nước ngoài phải tách biệt việc đầu tư và không được dùng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ, thiếu hụt tiền của hoạt động đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết về hạn mức đầu tư mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ để bảo đảm thận trọng, tránh rủi ro đầu cơ bất động sản.

Về người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm, theo quy định của luật thì "phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc có chứng chỉ bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính”.

Có thể thấy, việc doanh nghiệp bảo hiểm không được đầu tư kinh doanh bất động sản chắc chắn sẽ là trở ngại lớn đối với Tập đoàn Bảo Việt.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:35

Nhìn tổng quan thị trường bất động sản quý I đầu năm nay đã có tín hiệu khởi sắc khi hàng loạt động thái trợ lực giúp thị trường bất động sản khởi sắc như chính sách ưu đãi, lãi suất ngân hàng giảm, cùng với đó, thị trường cũng ghi nhận sự tái khởi động của hàng loạt dự án cũ và nhiều chủ đầu tư rốt ráo “bung hàng.”

Doanh nghiệp bất động sản đã “bớt khổ” nhưng vẫn “còn khó”?

Doanh nghiệp bất động sản đã “bớt khổ” nhưng vẫn “còn khó”?

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:34

Đã hết quý I/2024 nhưng những khó khăn mà doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt là vẫn còn, trong đó dòng tiền vẫn là vấn đề đâu đầu với doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, thách thức cũng đồng nghĩa với việc sẽ mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp thực sự có tiềm lực khi trải qua giai đoạn khó khăn này.

Thực trạng trên thị trường bất động sản: “Càng chờ giá càng tăng”

Thực trạng trên thị trường bất động sản: “Càng chờ giá càng tăng”

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:31

Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường bất động sản đó là thu nhập của người dân vẫn không “đuổi kịp” giá nhà. Trong khi ai cũng có tâm lý chờ giá giảm rồi mới mua nhưng trong suốt thời gian qua “càng chờ giá lại càng tăng cao”. Và cứ như thế khi tiền để dành mua nhà thì khi đó giá nhà đã ở mức cao ngất ngưởng rồi.