Doanh nghiệp gỗ nội thất đã kín đơn hàng

(CL&CS) - Theo HAWA, doanh nghiệp ngành nội thất Việt Nam hiện đã kín đơn hàng cho đến quý 3, thậm chí là hết năm 2022 nhưng các doanh nghiệp lại đang chịu áp lực lớn về chi phí sản xuất, vận chuyển.

Mặc dù kín đơn hàng những hiện doanh nghiệp ngành nội thất Việt Nam lại đang chịu nhiều áp lực. (Ảnh: minh họa)

Mặc dù kín đơn hàng những hiện doanh nghiệp ngành nội thất Việt Nam lại đang chịu nhiều áp lực. (Ảnh: minh họa)

Kín đơn hàng đến hết năm

Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), khác với việc thiếu đơn hàng và khá bị động khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2021, năm nay, nhu cầu nội thất thế giới vẫn trên đà tăng. Hiện doanh nghiệp ngành nội thất Việt Nam đã kín đơn hàng cho đến quý 3, thậm chí là hết năm 2022. Trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đạt 3,94 tỷ USD, giữ được mức tăng trưởng 3% so với năm 2021.

“Trong tháng 3, mức tăng trưởng có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng vẫn là con số cao so với thời điểm 2020. Nếu giữ được bình quân kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỷ USD/tháng thì kế hoạch đặt ra của ngành gỗ là khoảng 16,5 tỷ USD cuối năm 2022 hoàn toàn khả thi”, ông Phương khẳng định.

Về phía doanh nghiệp, bà Dương Thị Minh Tuệ, Giám đốc kinh doanh công ty Gỗ Minh Dương cũng cho hay, đơn hàng đi Mỹ, châu Âu của công ty đã kín đến hết quý 3. Chúng tôi đang tiếp nhận đơn hàng cho quý 4.

Tương tự, đơn hàng của Công ty Furnis cũng đã được đặt tới tháng 8. Ông Nguyễn Văn Sang, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Furnis chia sẻ: "Đơn hàng của chúng tôi hiện xuất đi Mỹ chiếm 60%, còn lại là cung ứng cho thị trường châu Âu và nội địa".

Bà Tracy Trần, đại diện Mitchell Gold + Bob Williams, một nhà mua hàng cho các chuỗi bán lẻ nội thất tại Mỹ cũng cho biết, từ 2019, đơn vị bà dần chuyển dịch mua hàng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia sang Việt Nam.

Ban đầu, nhà thu mua này có 4 nhà máy cung cấp từ Việt Nam, nay con số tăng lên 16. "Tỷ lệ mua hàng từ Việt Nam đã chiếm khoảng 70% tổng sản lượng mua hàng toàn thế giới của chúng tôi", bà Tracy cho biết.

Chi phí logistics tăng “ăn mòn” lợi nhuận

Mặc dù kín đơn hàng nhưng theo ông Nguyễn Chánh Phương thì doanh nghiệp ngành nội thất Việt Nam lại đang chịu nhiều áp lực.

Lý giải điều này, ông Phương cho biết, cùng với dịch bệnh, những biến động về chính trị thế giới thời gian gần đây cũng đang gây nên xáo trộn đáng kể cho chuỗi cung ứng, nguồn cung nguyên liệu và nhất là chi phí logistics vẫn ngày một leo thang, tăng khoảng 30% so với năm trước đó, do vướng phải khủng hoảng Ukraine.

Ông Phương dẫn ví dụ, thông thường giá trị một container nội thất bán FOB (giao hàng lên tàu) của Việt Nam xuất đi khoảng 10.000-15.000 USD, nhưng giá vận chuyển lại cao gần hoặc cao hơn giá hàng.

Theo đó một container đi Mỹ ước tính tầm 10.000 - 12.000 USD, châu Âu hiện dao động 6.000-8.000 USD, So với cách đây một năm, giá vận chuyển đã tăng khoảng 30%. Điều này cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp đắn đo hơn trong việc nhập hàng, làm hạn chế sức mua.

Bà Dương Thị Minh Tuệ cho biết, chi phí logistics đang tăng chóng mặt nên giá thành sản phẩm rất cao, nhiều đơn hàng chốt trước biến động giá nguyên liệu nên doanh nghiệp bị "ăn" vào lợi nhuận. 

Bà Hồng Quang, Giám đốc công ty Việt S, xác nhận bài toán chi phí đang rất khó, từ nguyên vật liệu đầu vào đến nhân công. "Từ đầu năm nay, chúng tôi phải tăng lương 10-20% cho nhân viên. Chi phí nguyên vật liệu thì tăng 10-30%", bà Hồng Quang chia sẻ thêm.

Để mở thêm nhiều cơ hội cho ngành gỗ, theo bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại (Vietrade): "Để tạo thêm động lực tăng trưởng cho ngành, cục đã, đang và sẽ phối hợp với các tổ chức, hiệp hội… triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại, mang đến cơ hội tiếp cận thị trường, tiếp cận nguồn cung lẫn dịch vụ cho doanh nghiệp trên địa bàn cả nước. VFMW 2022 là một trong những chương trình mang ý nghĩa thiết thực đó".

Ông Nguyễn Chánh Phương cũng cho biết, tuần lễ được tổ chức không chỉ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nội thất và thủ công mỹ nghệ Việt Nam mở rộng tìm kiếm khách hàng ở cả thị trường xuất khẩu lẫn nội địa, mà còn tạo ra các kết nối giao thương trong cả hệ sinh thái nội thất để doanh nghiệp có thể tiếp cận cả những dịch vụ phụ trợ, vận chuyển, kiểm định… tốt nhất trong chuỗi cung ứng ngành.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Xót xa cảnh học nhờ ở nơi 20 năm chưa từng có trường mầm non

Xót xa cảnh học nhờ ở nơi 20 năm chưa từng có trường mầm non

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 14:46

(CL&CS) - Đường đến điểm trường Hoàng Lan, huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang hiểm trở, gập ghềnh, càng vào sâu càng khó di chuyển. Nhưng ở nơi sâu thẳm giữa núi rừng ấy 50 em bé mầm non vẫn hằng ngày đến lớp dù cho hơn 20 năm qua nơi đây chưa từng có trường mầm non.

VinFast VF 3 chốt giá chỉ bằng 1 chiếc túi xách hàng hiệu: Nhìn lại những phát ngôn của dàn lãnh đạo kề cận ông Phạm Nhật Vượng trong hành trình định vị VinFast

VinFast VF 3 chốt giá chỉ bằng 1 chiếc túi xách hàng hiệu: Nhìn lại những phát ngôn của dàn lãnh đạo kề cận ông Phạm Nhật Vượng trong hành trình định vị VinFast

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 23:12

Mới đây, đích thân ông Phạm Nhật Vượng đã chốt giá mẫu xe VF 3, chỉ từ 235 triệu đồng khiến dân tình xôn xao.

Chiến tướng đời đầu VinFast kể cuộc gọi định mệnh với tỷ phú giàu nhất VN Phạm Nhật Vượng: 'Lúc đó tôi nói rằng mình làm gì có cửa mà trong 2 năm đã làm ra được xe'

Chiến tướng đời đầu VinFast kể cuộc gọi định mệnh với tỷ phú giàu nhất VN Phạm Nhật Vượng: 'Lúc đó tôi nói rằng mình làm gì có cửa mà trong 2 năm đã làm ra được xe'

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 08:17

Những thành công vang dội của VinFast không thể thiếu sự đóng góp to lớn của vị lãnh đạo này.