Doanh nghiệp gỗ đối mặt với nguy cơ thiếu nguyên liệu nhập khẩu

(CL&CS) - Nếu cuộc chiến Nga - Ukraine kéo dài, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp các nước khác về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Cùng với đó, nếu giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế.

Nếu giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế. (Ảnh: minh họa)

Nếu giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế. (Ảnh: minh họa)

Thiếu hụt nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu

Tại buổi tọa mới đây, TS. Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Forest Trebds, cho biết trong các thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, Nga là thị trường rất nhỏ. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này chỉ đạt khoảng 7,3 triệu USD, tương đương 0,05% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam ra thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu vào Nga chủ yếu là ghế ngồi và đồ gỗ nội thất.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Nga vào Việt Nam đạt khoảng 55 triệu USD, trong đó gỗ xẻ, gỗ dán, veneer là các mặt hàng nhập khẩu chính, với kim ngạch nhập khẩu gỗ xẻ chiếm trên 80%. Các loài Bạch dương (birch), Bồ đề, Vân sam, gỗ sồi Nga chiếm trên 85% trong tổng lượng gỗ xẻ nhập vào Việt Nam từ Nga. Bạch dương là loài có mức tăng trưởng rất nhanh, từ khoảng 1.000 m3 năm 2018 lên khoảng 103.000 m3 năm 2021.

Như vậy, Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Vì vậy thương mại ngành gỗ giữa Việt Nam với Nga nghiêng hẳn về nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Căng thẳng Nga - Ukraine sẽ có thể làm nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Nga bị co hẹp, điều này tạo ra sự thiếu hụt gỗ nguyên liệu trên quy mô toàn cầu trong tương lai. Một phần của sự thiếu hụt này có thể được bù đắp bằng việc gia tăng nguồn cung hiện tại từ EU và Hoa Kỳ nơi có các loài gỗ tương đồng với các loài từ Nga. Tuy nhiên, việc thiếu hụt về lượng cung có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa các quốc gia nhập khẩu gỗ nguyên liệu, trong đó có Việt Nam.

Theo ông Tô Xuân Phúc, việc suy giảm nguồn này trong tương lai sẽ không có tác động trực tiếp đáng kể tới nguồn cung gỗ cho Việt Nam. Điều này có thế tác động khiến các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp các nước khác về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt ở các thị trường cung gỗ nguyên liệu quan trọng cho Việt Nam là EU và Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng, làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế.

Về phía doanh nghiệp, ông Võ Quang Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tân Vĩnh Cửu (TAVICO) cho biết, từ năm 2000, doanh nghiệp đã nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Nga.

 "Với tình hình căng thẳng hiện nay, việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ EU sẽ ảnh hưởng. Doanh nghiệp đã gọi điện cho các nhà cung cấp và giá nguyên liệu gỗ đã tăng lên bởi EU sẽ phải giữ lại một phần lượng gỗ nguyên liệu để bù đắp do không nhập từ Nga. Việc đấu giá gỗ nguyên liệu sẽ phải cạnh tranh rất cao và bên cạnh đó, giá cước tàu vận chuyển thời gian tới cũng sẽ tăng...", ông Võ Quang Hà cho biết.

Theo đại diện Công ty gỗ An Lạc, kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga - Ukraine, các đơn hàng từ Ukraine không thể chuyển về Việt Nam được nữa. Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Âu cũng bị ảnh hưởng vì nguồn cung có hạn, giá bị đẩy lên cao khiến chi phí sản xuất tăng lên. Lý do là bởi EU sẽ phải giữ lại một phần lượng gỗ nguyên liệu để bù đắp do không nhập từ Nga. 

Tận dụng nguồn cung nội địa

Bên cạnh những bất lợi nêu trên thì ngành gỗ vẫn còn cơ hội để vươn lên. Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Woodsland cho rằng, khi các nhà sản xuất nội thất ở EU cũng thiếu nguồn nguyên liệu từ Nga thì đây cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất. Không chỉ vậy, Việt Nam có lợi thế là có lượng gỗ từ rừng trồng đang cung ứng khá tốt với sản lượng lớn, giá thành tốt

"Trong tình hình bất ổn như hiện nay, việc duy trì, bảo vệ và phát triển nguồn cung gỗ nội địa cả về lượng và chất sẽ là chỗ dựa lớn, tốt cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam", ông Bằng nói.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng cho rằng, đây là lý do để đề nghị khách hàng chuyển sang sử dụng gỗ rừng trồng trong nước thay thế sản phẩm gỗ nhập khẩu. Đồng thời, thay thế việc sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu để giảm chi phí. Bản thân khách hàng của doanh nghiệp ông cũng đã đưa ra ý kiến tìm nguồn gỗ thay thế.

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, để chủ động về nguồn nguyên liệu trong nước đóng vai trò quan trọng, nhằm giảm thiểu các bất ổn trong luồng cung gỗ nhập khẩu trong tương lai. Để làm được điều này đòi hỏi nỗ lực chung của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các hộ trồng rừng. Chính phủ có thể đưa ra các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích việc trồng rừng gỗ lớn.

Ngoài ra, các cơ chế chính sách cũng cần tập trung vào tạo môi trường nhằm thu hút doanh nghiệp chế biến vào đầu tư tại các vùng nguyên liệu rừng trồng. Liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ trồng rừng nhằm tạo nguồn gỗ lớn có chất lượng cao có tiềm năng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các hộ.

Việt Nam cần có chiến lược phát triển nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng. Chiến lược bao gồm việc đa dạng hóa các loài gỗ rừng trồng trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về các loài sử dụng trong chế biến

Để phát triển bền vững ngành gỗ Việt Nam, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD, mới đây, 5 hiệp hội ngành gỗ gồm: Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA); Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA); Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) đã cùng nhau ký kết thỏa thuận hợp tác, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

(CL&CS) - Với việc đạt chứng nhận cao nhất của AFC dành cho các cơ sở y tế và bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu cho các cầu thủ bóng đá Châu Á, Trung tâm chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Vinmec được kỳ vọng sẽ là “địa chỉ đỏ” cho các VĐV chuyên nghiệp và những người tham gia thể thao phong trào.

BSR lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại HOSE

BSR lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại HOSE

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:45

(CL&CS) - CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) sẽ đăng ký thủ tục chuyển sàn niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) khi đủ điều kiện.

Hoàng Anh Gia Lai đặt kế hoạch lợi nhuận 1.320 tỷ đồng và xóa lỗ lũy kế

Hoàng Anh Gia Lai đặt kế hoạch lợi nhuận 1.320 tỷ đồng và xóa lỗ lũy kế

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 12:16

(CL&CS) - CTCP Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức đặt mục tiêu kinh doanh năm 2024 với doanh thu 7.750 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.320 tỷ đồng và phấn đấu cuối năm nay sẽ xóa được lỗ lũy kế.