Chủ nhật, 10/03/2024, 19:13 PM

Doanh nghiệp chuyển hướng tuyển lao động tay nghề cao

(CL&CS) - Để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường, cũng như yêu cầu về chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp đã và đang có nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề cao.

Lao động chất lượng cao luôn là nguồn ưu tiên tuyển dụng của các doanh nghiệp. Ảnh: TD

Lao động chất lượng cao luôn là nguồn ưu tiên tuyển dụng của các doanh nghiệp. Ảnh: TD

Tăng cường lao động cho chế biến xuất khẩu

Cuối tháng 2/2024, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta - doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn tại Sóc Trăng tuyển dụng hàng chục lao động là kỹ sư chế biến thủy sản và công nghệ thực phẩm. Đây là một trong những lần tuyển dụng số lượng lớn lao động có trình độ cao phục vụ cho công tác chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty này. Lãnh đạo công ty này cho biết sẽ tiếp tục tăng cường phát triển thị trường Nhật Bản duy trì các thị trường đang có; chú trọng tìm hiểu, từng bước thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Hiện nay Công ty CP Thực phẩm Sao Ta có 3 nhà máy và 2 vùng nuôi tôm có diện tích lớn sản lượng cung cấp dự kiến 16.000 tấn/năm. Đại diện Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho biết, sẽ cải tiến đa dạng hóa sản phẩm, phù hợp với điều kiện nhà xưởng, đặc biệt đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng. Các sản phẩm cần tăng sản lượng nhằm phát huy thế mạnh là tôm bao bột, tôm duỗi, tôm chiên, tôm sushi, đồng thời nỗ lực giữ thị phần cho các mặt hàng tôm khác. Với việc chuyển hướng sang chế biến sâu, doanh nghiệp kỳ vọng năm 2024, doanh thu thuần có thể đạt 6.259 tỷ đồng, tăng 28% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 340 tỷ đồng, tăng 22%.

Theo các chuyên gia, sau nhiều năm Việt Nam xuất khẩu, sản phẩm đã đi vào chuỗi cung ứng toàn cầu nên có kinh nghiệm trong việc tổ chức, đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài việc sản xuất các sản phẩm theo công thức của bên mua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tuyển đội ngũ nghiên cứu phát triển sản phẩm chế biến sâu, chủ động đưa ra những mẫu sản phẩm mới để tạo lợi thế cạnh tranh.

Tập đoàn Vĩnh Hoàn với chuỗi các công ty chuyên về nuôi trồng, chế biến - xuất khẩu cá tra và các mặt hàng giá trị gia tăng. Với quy trình sản xuất khép kín từ khâu ươm giống, nuôi cá thịt đến chế biến và xuất khẩu thành phẩm đi khắp thị trường trên thế giới. Sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất của công ty là phi lê cá tra đông lạnh. Tỷ trọng doanh thu của công ty ngày càng tăng đến từ các sản phẩm giá trị gia tăng, collagen và gelatin, chế biến cá hồi cho đối tác Nhật Bản của công ty.

Hiện nay, Vĩnh Hoàn không chỉ sản xuất phi lê cá tra tẩm bột, mà còn kết hợp nhiều sản phẩm khác nhau để tạo ra các món mì hải sản và rau củ. Bên cạnh đó, Công ty Vĩnh Phước – công ty con của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cũng đã thành công trong việc mở rộng sang chế biến cá hồi cho một đối tác Nhật Bản. Với các nhà máy và không gian được cải tiến, cùng với đội ngũ công nhân tay nghề cao, Vĩnh Hoàn đã bắt đầu nhập khẩu cá hồi để chế biến và xuất khẩu.

Cải thiện chất lượng lao động

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang chuyển đổi số mạnh mẽ hoặc ứng dụng công nghệ cao nên nhu cầu cần tuyển lao động kỹ thuật để vận hành các dây chuyền sản xuất công nghệ cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng, hiện nay, việc tuyển dụng lao động có tay nghề cao gặp khó khăn do thị trường thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề.

Nhiều chuyên gia cũng đưa ra nhận định, thị trường lao động Việt Nam bước vào năm 2024 trên nền tảng những chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đều đảm bảo. Đó là duy trì tỉ lệ thất nghiệp dưới 4%; lao động qua đào tạo đạt gần 69%, trong đó lao động được cấp chứng chỉ, bằng cấp 28%. Tuy nhiên, những thách thức mới đến từ tình hình thế giới, sự phát triển vũ bão của công nghệ khiến chúng ta phải có những giải pháp hết sức nhanh nhạy và phù hợp. Chính vì vậy, nhân lực chất lượng cao chính là tài nguyên quan trọng nhất, là động lực đột phá. Công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao chính là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024 để Việt Nam không bỏ lỡ xu thế để phát triển kinh tế.

Theo ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, về lâu dài không chỉ là tạo thêm nhiều việc làm mới mà cần thúc đẩy việc làm chất lượng cao và bền vững, đặc biệt ưu tiên cải thiện chất lượng việc làm trong nhóm việc làm dễ bị tổn thương. Ngoài ra, cần tập trung phát triển nguồn cung lao động chất lượng cao thông qua những thay đổi trong các chính sách về giáo dục nghề nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thi, Giám đốc điều hành Công ty CP VNETWORK cho rằng, năm 2024 được dự đoán là thời điểm thị trường lao động dần hồi phục, nhưng chưa thực sự bền vững, làn sóng cắt giảm nhân sự có thể sẽ tiếp diễn. Ngoài ra, dưới ảnh hưởng của làn sóng sa thải kéo dài, các công ty thu hẹp kinh doanh đã gây ra sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn lao động có chất lượng. Do đó, nhu cầu tuyển dụng những vị trí nhân sự chất lượng cao đang được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, thị trường lao động cũng được dự đoán sẽ tăng lên và có sự cạnh tranh cao từ những người tìm việc.

Về phía Công ty CP VNETWORK, hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí để bổ sung nguồn nhân lực cho năm 2024, trong đó sẽ ưu tiên những vị trí về công nghệ thông tin với mức lương từ 15 - 30 triệu đồng/tháng. Bởi ngành này vẫn đang được đánh giá khan hiếm nguồn lao động chất lượng cao.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ

Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:19

(CL&CS) - Ngày 23/4/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đồng Hỷ tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ năm 2024. Tham gia hội nghị có gần 80 đại biểu là hội viên phụ nữ; cán bộ, công chức các xã, thị trấn; đại diện các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức người lính Điện Biên

Tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức người lính Điện Biên

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:42

(CL&CS) - Trong hồi ức của Trung tướng Đặng Quân Thụy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị Tổng Tư lệnh có tài thao lược với tầm nhìn chiến lược làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 08:40

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.