Dữ liệu cũ
Thứ hai, 21/10/2019, 14:48 PM

Lo ngại thiếu hụt lao động tay nghề cao

(NTD) - Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam có rất nhiều lợi thế về nguồn nhân lực do đang ở trong thời kỳ dân số vàng. Tuy nhiên, lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật cao thì Việt Nam còn thiếu.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014, Việt Nam có gần 5,4 triệu lao động có trình độ kỹ năng cao, trong đó tập trung nhiều nhất trong ngành giáo dục - đào tạo; hoạt động của Đảng, tổ chức chính trị xã hội, quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội.

Nhưng với những ngành chủ lực trong thời đại 4.0 hiện nay là chế biến và chế tạo, lượng công nhân có trình độ kỹ thuật cao chỉ 9%, trong khi với các nước phát triển tỷ lệ này lên tới 40-60%.

Số sinh viên cao đẳng, đại học năm 2015 là 2,118 triệu người, trong đó sinh viên công lập là 1,847 triệu và ngoài công lập là 271,4 ngàn người. Trong khi đó, trung cấp chuyên nghiệp chỉ có 314,8 ngàn, với 218,6 ngàn học sinh công lập và 96,2 ngàn học sinh ngoài công lập. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Nhiều chuyên gia nhận định, hầu hết các kỹ năng mềm của người lao động Việt Nam nằm ở mức trung bình hoặc yếu, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo; trình độ ngoại ngữ chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

a
Việt Nam đang thiếu lao động lành nghề trong bối cảnh hiện tại. (Ảnh minh họa).

Về phía doanh nghiệp, ông Lê Trần Anh Tú - Giám đốc Công ty Gỗ Ledecor cho biết: “Ở Việt Nam hiện giờ gần như không có môi trường đặc thù để đào tạo nguồn lao động công nhân ngành gỗ và ngành nội thất nói chung. Đa số là trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuần để người lao động ra trường bắt tay vào việc ngay là thiếu. Phần lớn công nhân đi từ lao động phổ thông, vào công ty rồi mới được huấn luyện nâng cao tay nghề”.

Ông Simon Matthews - Tổng Giám đốc ManpowerGroup Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông nhận định, các doanh nghiệp nên tuyển những người có khả năng học hỏi và giúp họ liên tục học hỏi. Ngoài ra, người ta thường tập trung nói về việc học các kỹ năng chuyên môn như IT, kỹ thuật, nhưng tôi cho rằng kỹ năng mềm quan trọng không kém, đó là các kỹ năng như: Giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. Bản thân người lao động cần xác định mục tiêu nâng cao trình độ, để có thể kịp thời nắm bắt những cơ hội trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Mặt khác, doanh nghiệp cần có những chính sách để nâng cao tay nghề cho người lao động.

“Để đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân tài, doanh nghiệp cần những phương pháp thu hút, giữ chân, phát triển nhân tài, cung cấp các mô hình lao động mới, đồng thời tìm kiếm nhân tài từ những nguồn nhân lực chưa được khai thác tại Việt Nam. Tôi có thấy GDP Việt Nam tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây và đây là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang là thị trường phát triển mạnh tại châu Á” - ông Simon Matthews nói.

Từ thực trạng trên cho thấy, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ là lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, khi Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Thương mại tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thì lao động trình độ cao mới có cơ hội có việc làm và số còn lại đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Yêu cầu đặt ra hiện nay là cần đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Trong đó, thực hiện đào tạo lại, đào tạo bổ sung, nhất là cho sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm sang những lĩnh vực thiếu lao động; đào tạo công nghệ thông tin, du lịch; nghiên cứu, có giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ 35 tuổi trở lên mất việc làm.

Hiện Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại... giúp Việt Nam trở thành điểm đến của dòng chảy đầu tư quốc tế, tăng những dự án đầu tư mang tính tiên phong về công nghệ hoặc quy mô lớn giúp thu hẹp khoảng cách về năng suất lao động, tăng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, cùng với nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động...

Kim Ngọc

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.