Doanh nghiệp bất động sản đang phát hành trái phiếu như thế nào?

(CL&CS) - Tính đến ngày 27/5, phần lớn giá trị phát hành trong tháng 5 thuộc về nhóm ngân hàng thương mại, chỉ có một số doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu riêng lẻ với khối lượng thấp.

Từ sau sự kiện Tân Hoàng Minh và các động thái siết chặt của Chính phủ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong thời gian qua có đã tác động cả doanh nghiệp phát hành và tâm lý nhà đầu tư.

Một số doanh nghiệp bất động sản phát hành riêng lẻ trong tháng 5 như: CTCP Hội An Invest phát hành 4 đợt với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Địa ốc Mỹ Phú phát hành một đợt với giá trị 700 tỷ đồng trái phiếu; CTCP Bất động sản An Gia cũng phát hành 300 tỷ đồng.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) dựa trên công bố của HNX, tính từ đầu tháng 5 đến ngày 27/5, có một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng trị giá 300 tỷ đồng của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG và 28 đợt phát hành riêng lẻ với giá trị 15.681 tỷ đồng.

Phần lớn giá trị phát hành trong tháng 5 thuộc về nhóm ngân hàng thương mại với 12.829 tỷ đồng, chiếm 80,3% tổng giá trị phát hành. Trong đó, Ngân hàng Phương Đông có giá trị phát hành lớn nhất với 2.600 tỷ đồng (chiếm 16,2% tổng số phát hành) với hai đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Theo sau là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng (chiếm 12,5% giá trị phát hành). Tiếp đến là BIDV với 1.850 tỷ đồng (chiếm 11,6% giá trị phát hành).

Nhóm dịch vụ lưu trú đứng ở vị trí thứ hai với 1.617 tỷ đồng, chiếm khoảng 10,1% tổng giá trị phát hành. Trong đó, CTCP Sunbay Ninh Thuận có giá trị phát hành lớn nhất (900 tỷ đồng).

Cơ cấu giá trị phát hành trái phiếu theo nhóm ngành theo công bố của HNX tính từ đầu tháng 5 đến 27/5. (Nguồn: VBMA).

So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng từ đầu năm là 8.996 tỷ đồng, tăng 11,2% (chiếm khoảng 8.6% tổng giá trị phát hành) và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ là 95.672 tỷ đồng, giảm 26,5% (chiếm khoảng 91,4% tổng giá trị phát hành).

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp về cơ bản vẫn được vận hành tương đối bình thường trong quý đầu năm 2022. Tuy nhiên, sau các động thái có phần cứng rắn từ Chính phủ trong việc lập lại trật tự và tăng cường tính minh bạch, công khai thì hiện nay các doanh nghiệp đang trì hoãn kế hoạch phát hành nhằm chờ đợi hướng dẫn cụ thể hơn từ Chính phủ.

Khối lượng doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm mạnh trong tháng 4. Đặc biệt khối lượng trái phiếu được mua lại trong tháng 4 là 11.900 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua lại trong cả quý I. 

Trong báo cáo phát hành mới đây, CTCP Chứng khoán VNDirect cũng dự báo, trong ngắn hạn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể trầm lắng trong một đến hai quý tới do thị trường đang chờ đợi những thay đổi về mặt chính sách, pháp lý được cơ quan quản lý nhà nước ban hành trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phát hành, tổ chức tư vấn, bảo lãnh phát hành, nhà đầu tư tổ chức (Ngân hàng, công ty bảo hiểm) cần thời gian để thích ứng với những thay đổi mới về mặt chính sách, pháp lý khi các Thông tư, Nghị định mới đi vào hiệu lực.

Ngoài ra, nhà đầu tư cá nhân cũng cần thêm thời gian để ổn định tâm lý, suy xét và đánh giá tình hình thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Về nhóm ngành, công ty chứng khoán này cho rằng, giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ của nhóm bất động sản sẽ giảm dần trong một vài quý tới và nhường dòng vốn cho những doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ thiết yếu.

Theo thống kê của VBMA dựa trên công bố từ trang thông tin của SSC và HNX đến ngày 29/4/2022, có 23 đợt phát hành TPDN riêng lẻ với tổng giá trị là 16,472 tỷ đồng trong tháng 4.

Phần lớn doanh nghiệp phát hành trong tháng 4 đến từ các Ngân hàng thương mại với 14,940 tỷ đồng, chiếm 90.7% tổng giá trị phát hành. Trong nhóm này, NH TMP Quân Đội phát hành nhiều nhất với 4,600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm và NH TMCP Sài Gòn Thương Tín đứng sau ở mức 2,500 tỷ đồng, trái phiếu cũng đều có kỳ hạn 3 năm.

Ngoài ra, doanh nghiệp thuộc các nhóm năng lượng, vận tải, sản xuất và tài chính cũng phát hành trái phiếu riêng lẻ trong tháng nhưng khối lượng chỉ chiếm chưa tới 10% tổng giá trị phát hành.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2022, có tổng cộng 97 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị khoảng 68,566 tỷ đồng (chiếm 88.74% tổng GTPH) và 9 đợt phát hành ra công chúng giá trị 8,696 tỷ đồng (chiếm 11.26% tổng GTPH). Kể từ đầu năm đến này, tổng giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng tăng 15% so với cùng kỳ năm trước và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm 22%.

Nhóm Bất động sản đang dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng khối lượng là 28,856 tỷ đồng, chiếm 37.35%. Kỳ hạn từ 1 đến 3 năm chiếm phần lớn giá trị phát hành trong nhóm này với 21,559 tỷ đồng, tương đương 74.71%.

Nhóm Ngân hàng đứng ở vị trí thứ hai với 24,393 tỷ đồng, chiếm 31.57% tổng giá trị phát hành. Kỳ hạn phát hành bình quân của các ngân hàng thương mại là 4.03 năm, lãi suất phát hành thường đường thả nổi theo lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng quốc doanh. Trong nhóm này, NH TMCP Quân Đội phát hành nhiều nhất với 4,600 tỷ đồng, theo sau bởi NH TMCP Quốc Tế Việt Nam với 3,948 tỷ đồng.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.