Địa ốc khu Nam TP.HCM: Kẻ cười người khóc

(NTD) - Sự kiện công bố một dự án tại khu Nam TP.HCM thu hút hơn 500 khách hàng đến dự, trong buổi sáng công bố đã bán hơn 70% số lượng căn hộ cho thấy sức nóng của khu vực này. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều dự án rơi vào hoàn cảnh khó khăn chưa tìm thấy lối ra.

Được thừa hưởng một cơ sở hạ tầng hoàn thiện và đồng bộ của Phú Mỹ Hưng. Khu Nam Sài Gòn còn nằm trong chiến lược phát triển trọng điểm về hạ tầng. Theo đó, hàng loạt công trình hạ tầng đầu tư lên hàng chục ngàn tỷ đồng đã được lãnh đạo TP.HCM phê duyệt như: Trục đường Bắc – Nam, cầu Ông Lãnh, cầu Kênh Tẻ… kết nối xuống Khu công nghiệp Hiệp Phước, Khu công nghiệp Long Hậu (Long An).

Bên cạnh đó, tuyến Metro số 4 dài 35,7 km đi qua các quận: 1, 3, 4, 7, 12, Gò vấp, Phú Nhuận và H.Nhà Bè (bao gồm 0,73 km đi trên mặt đất, 18,2 km đi trên cao và 13,1 km đi ngầm). Trong đó, đoạn đi qua Q.7 và H.Nhà Bè có tổng chiều dài khoảng 14,5km. Theo đó, tổng mức đầu tư dự án này ước tính khoảng 97.000 tỷ đồng cũng đã được TP.HCM phê duyệt để đầu tư.

Với nhiều lợi thế từ hạ tầng, thị trường khu Nam TP.HCM trở thành nơi “tề tựu” của nhiều đại gia địa ốc. Tiềm lực tài chính mạnh mẽ, uy tín nên nhiều doanh nghiệp đang tỏ ra nổi bật ở khu vực này.

rs_DSC6370
Nhiều dự án tại Khu Nam TP.HCM nhận được sự quan tâm lớn từ khách hàng. Ảnh: Vũ Sơn

CTCP Đầu tư Căn nhà Mơ ước (DRH), có dự án Khu căn hộ phức hợp 1177 Huỳnh Tấn Phát (Q.7, TP.HCM). Được khởi công từ ngày 1/3/2017 nhưng đến cuối tháng 5/2017 đã xong phần móng. Thậm chí để có thể mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, DRH đã làm việc với ngân hàng BIDV và VP Bank thống nhất chính sách ưu đãi khi khách hàng chỉ bỏ ra 30% giá trị căn hộ (tương đương 495 triệu đồng) sẽ được nhận nhà mà không trả thêm bất kì một khoản phí nào.

Theo ông Lê Chí Hùng Việt, Phó tổng giám đốc DRH đã làm việc với ngân hàng để mang lại lợi ích cao nhất dành cho khách hàng. Theo đó, người mua chỉ cần thanh toán 1%/ tháng (tương đương 18 triệu đồng). Hơn thế, trong quá trình xây dựng, ngân hàng không tính lãi suất khoản mà khách hàng đã vay.

Một dự án khác, vừa hồi sinh sau nhiều năm đắp chiếu là Kenton do Công ty Xây dựng - Sản xuất - Thương mại Tài Nguyên làm chủ đầu tư. Sau nhiều năm “không động đậy”, mới đây chủ đầu tư tiến hành ký kết gói tín dụng mới hơn 1.060 tỷ đồng với ngân hàng BIDV, Maritime nhằm phát triển lại dự án này. Với diện tích hơn 11ha. Theo quy hoạch và quy hoạch điều chỉnh đã được phê duyệt, dự án là một tổ hợp gồm căn hộ ở, căn hộ lưu trú, khách sạn, trung tâm mua sắm, trung tâm dịch vụ ăn uống giải trí, nhà hát biểu diễn và trường học, phòng khám quốc tế. Dự án hồi sinh sẽ thay đổi bộ mặt toàn khu vực.

Mặc dù vậy, khu Nam TP.HCM cũng không phải là miếng đất màu mỡ cho tất cả. Giữa năm 2016, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ký hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài gồm Pavilion Group và Genting Group để phát triển dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị - Saigon Peninsula. Theo thiết kế, mảng xanh nguyên thủy khu đất này sẽ biến thành các hạng mục công trình, gồm công viên đa chức năng, bến cảng du thuyền quốc tế, cao ốc văn phòng hạng A, căn hộ cao cấp, khu biệt thự nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại... cùng nhiều hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, hơn 1 năm dự án vẫn ì ạch, vắng vẻ.

sieu-du-an5-1453
Một số dự án của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tiến độ ì ạch. Ảnh: TL

Dự án River City (đường Đào Trí, P.Phú Thuận, Q.7) do CTCP phát triển bất động sản Phát Đạt làm chủ đầu tư được xem là dự án có quy mô lớn nhất TP.HCM với 8.000 căn hộ đã bất ngờ dừng thi công. Dự án này trải qua trắc trở, được khởi công khoảng năm 2008 với tên gọi The Everich 2. Sau đó thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, dự án “chết lâm sàng” khoảng 8 năm. Đến năm 2016 dự án được hồi sinh nhờ dòng vốn 500 triệu USD rót từ Công ty bất động sản An Gia và Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) với tên gọi mới River City. Nhưng sau khoảng 1 năm 3 tháng tung ra thị trường với khoảng hơn 1.500 căn hộ, nay dự án tiếp tục “đứng hình”.

Được biết, hiện nay dự án dừng thi công, tuy nhiên, trước khi dừng thi công dự án, công ty đã mời từng khách hàng mua căn hộ đến thanh lý hợp đồng. Mỗi khách hàng được chủ đầu tư trả lại số tiền đã đóng và cộng thêm 20% giá trị hợp đồng.

Vũ Sơn

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố vào tháng 2/2024 cho biết, xu hướng gia tăng về nhu cầu thuê đối với loại hình nhà ở là căn hộ dịch vụ đồng thời được ghi nhận tại Hà Nội và TP.HCM.