ĐHĐCĐ Vinhomes: Vinhomes Wonder Park Đan Phượng, Vinhomes Cổ Loa và Đại An sắp được mở bán

Ông Phạm Thiếu Hoa – Chủ tịch HĐQT Vinhomes cho biết, 4 dự án Vinhomes dự kiến mở bán năm 2022 gồm Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire, Vinhomes Cổ Loa, Vinhomes Wonder Park Đan Phượng và Đại An. Trong đó, 3 đại dự án là Cổ Loa, Đan Phượng và Đại An sẽ được mở bán trong những tháng cuối năm 2022.

Trả lời các cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 ngày 12/5, ông Phạm Thiếu Hoa – Chủ tịch HĐQT Vinhomes cho biết năm 2022 Vinhomes dự kiến mở bán 4 dự án trọng điểm gồm: Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire, Vinhomes Cổ Loa, Vinhomes Wonder Park Đan Phượng và Đại An. Hiện dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire đã được mở bán trong tháng 4 và có tín hiệu rất tích cực. Những tháng cuối năm sẽ mở bán các dự án còn lại tuỳ vào tình hình thực tế của dự án để tiến hành mở bán.

Mỗi dự án của Vinhomes đều có những điểm nhấn đáng chú ý, ví dụ như Vinhomes Ocean Park 2 có biển hồ tạo sóng lớn nhất thế giới, có đại lộ Kinh Đô tái hiện paris, còn ở Vinhomes Wonder Park Đan Phượng có công viên sinh thái lên tới 14ha và khu tổ hợp thể thao vui chơi trong nhà lớn nhất Đông Nam Á,…

Cũng tại Đại hội, Ban lãnh đạo Vinhomes đã trả lời về động lực hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022 của công ty trình cổ đông, với doanh số dự kiến 120.000 tỷ đồng từ các dự án mới.

Gồm 3 động lực chính:

Thứ nhất, đó là tín hiệu mở bán tích cực từ các sản phẩm nhà ở thấp tầng ở Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire. Đây là động lực chính để công ty tự tin và hoàn toàn khả thi với doanh số đã đặt ra. Công ty ưu tiên mở bán các sản phẩm thấp tầng trong năm 2022. Vì thế kế hoạch 120.000 tỷ là hoàn toàn có thể đạt được.

Thứ hai, Duy trì bán lô lớn cho các đối tác uy tin để đa dạng hoá sản phẩm và giảm thiểu rủi ro.

Thứ ba đó là khoản doanh số 57.000 tỷ vào cuối quý 1 cũng chưa được ghi nhận vào doanh thu.

Ban lãnh đạo Vinhomes cho rằng với nhà ở thấp tầng tại Vinhomes Ocean Park 2 đã và đang mở bán có kết quả tốt. Và đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm bàn giao cho khách hàng sẽ là động lực công ty hoàn toàn tự tin vào mục tiêu doanh số 120.000 tỷ trong năm nay có thể đạt được. Đồng thời, hoàn tất các thương vụ thoả thuận mua lô lớn.

Ngoài ra, các cổ đông Vinhomes đặt vấn đề về tác động của việc siết tín dụng và trái phiếu có ảnh hưởng như nào đến khách hàng và giá nguyên vật liệu có tác động gì tới Công ty?

Theo Ban lãnh đạo công ty, việc đứt gãy chuỗi cung ứng cũng đã tác động đến giá nguyên vật liệu tăng cao có làm giá BĐS tăng, không tránh được. Tuy nhiên, công ty đã có giải pháp nhằm đem lại các tiện ích và gia tăng giá trị BĐS cho các khách hàng.

Đối với việc siết tín dụng, lãnh đạo Vinhomes cho rằng tệp khách hàng mà công ty hướng đến là tầng lớp trung lưu. Họ đều có tài chính và nhạy cảm về lãi suất. Nhóm khách hàng này đều đáp ứng được khả năng tài chính, chất lượng tín dụng nên ít bị ảnh hưởng.

Đối với kế hoạch phát triển các dự án khác, Ban lãnh đạo Vinhomes cho biết, công ty sẽ phát triển một số dự án BĐS nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng, TP.HCM và Quảng Ninh.

Đối với dự án Cần Giờ, công ty có kế hoạch phát triển dài hơi. Hiện đang tiến hành điều chính quy hoạch và hợp tác với đối tác công nghệ lấn biển.

Về kết quả kinh doanh năm 2021, Vinhomes cho biết, tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 84.986 tỷ đồng, trong đó đóng góp chính là doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản đạt 73.319 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc hoàn thành và bàn giao các dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City, Vinhomes Grand Park.

 

Vinhomes ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2021 48.183 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 38.948 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2020.

Tại ngày 31/12/2021, tài sản ngắn hạn của Vinhomes đạt 94.437 tỷ đồng, giảm 7,6% so với cuối năm 2020, nhờ hàng tồn kho giảm mạnh 14.405 tỷ đồng hàng tồn kho do trong năm công ty đã tiến hành bàn giao cho người mua nhà, giảm 4.351 tỷ đồng từ thu hồi các khoản cho vay ngắn hạn. Ở chiều ngược lại, tài sản ngắn hạn khác tăng 9.664 tỷ đồng do tăng các khoản đặt cọc cho mục đích đầu tư.

Trong khi đó, tài sản dài hạn tăng mạnh 20% lên 136.079 tỷ đồng, do trong năm công ty tiếp tục triển khai đầu tư các dự án trọng điểm khiến chi phí xây dựng cơ bản dơ dang, bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư dài hạn đều tăng lên.

Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ phải trả tại ngày 31/12/2021 giảm 27.412 tỷ đồng so với đầu năm do không còn ghi nhận các khoản thanh toán theo tiến độ hợp đồng đối với các căn hộ, biệt thự, nhà phố mà công ty đã bàn giao cho người mua. Đáng chú ý, dư nợ vay ngắn hạn cũng giảm 10.747 tỷ đồng.

Nhờ lợi nhuận sau thuế năm 2021 của công ty tiếp tục tăng trưởng tốt, vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2021 tăng 42.042 tỷ đồng so với đầu năm.

Trong năm 2021, chiến lược bán lô lớn của công ty gặt hái được thành công thông qua việc đàm phán, ký kết và hoàn thành nhiều giao dịch với các chủ đầu tư uy tín trong và ngoài nước. Vinhomes bán thành công hơn 39,1 nghìn căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại với tổng giá trị hơn 78,9 nghìn tỷ đồng, bao gồm cả bán lẻ và bán lô lớn.

Trong năm 2021, Vinhomes đã bàn giao thành công 46.732 căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại cho khách hàng. Một số dự án đã được bàn giao trong năm 2021 bao gồm Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City, Vinhomes Grand Park, Vinhomes West Point, Vinhomes Marina và Vinhomes Symphony.

Trêm cơ sở đó, Hội đồng quản trị Vinhomes sẽ trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu dự kiến đạt 75.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 30.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Vinhomes cũng trình cổ đông trả cổ tức 20% bằng tiền mặt, tương đương 2.000 đồng/cổ phiếu.

Anh Huy

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.