Văn hóa và Đời sống
Thứ bảy, 07/09/2024, 22:18 PM

Đề xuất xử phạt công dân không thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự

Ngày 7/9, Bộ Quốc phòng vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Hưng Yên về kiến nghị xử phạt hành vi vi phạm khi không sơ tuyển nghĩa vụ quân sự.

Cử tri tỉnh Hưng Yên nêu kiến nghị, theo Điều 5 của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013 của Chính phủ, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong sơ tuyển nghĩa vụ quân sự đã được quy định rõ. Tuy nhiên, Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 6/6/2022 đã sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản trong các nghị định liên quan đến xử phạt hành chính trong lĩnh vực quốc phòng và bảo vệ biên giới, đồng thời bãi bỏ nội dung xử phạt liên quan đến sơ tuyển nghĩa vụ quân sự.

Đề xuất xử phạt đối với công dân không thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự. Ảnh: Internet

Đề xuất xử phạt đối với công dân không thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự. Ảnh: Internet

Sự thay đổi này dẫn đến việc không có hình thức xử phạt đối với các trường hợp không thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, mặc dù việc xử phạt vẫn được áp dụng đối với những trường hợp không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu và vi phạm quy định về kiểm tra sức khỏe, gây khó khăn cho công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Trả lời kiến nghị, Bộ Quốc phòng cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, căn cứ để quy định hành vi vi phạm hành chính là việc có vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm và điều cấm của pháp luật về trật tự quản lý hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Do đó, để bảo đảm tính hợp pháp, văn bản quy phạm pháp luật về trật tự quản lý hành chính phải được ban hành và có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đó.

Bộ Quốc phòng tiếp thu ý kiến của cử tri và cân nhắc chỉ đạo tiếp tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự. Ảnh: Thư Viện Pháp Luật

Bộ Quốc phòng tiếp thu ý kiến của cử tri và cân nhắc chỉ đạo tiếp tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự. Ảnh: Thư Viện Pháp Luật

Trong quá trình thẩm định Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, Bộ Tư pháp đã nhận định việc khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự chỉ là một bước trong quá trình chuẩn bị cho việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nội dung này chưa được quy định trong Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Vì vậy, Nghị định số 37/2022/NĐ-CP đã bãi bỏ Điều 5 của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Về giải pháp, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp thu ý kiến của cử tri và chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật, đồng thời phù hợp với thực tiễn.

Hải Châu

Bình luận

Nổi bật

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục công bố hơn 2.000 trang sao kê, tiếp nhận gần 800 tỷ đồng tiền ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lũ

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục công bố hơn 2.000 trang sao kê, tiếp nhận gần 800 tỷ đồng tiền ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lũ

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:39

Từ số tiền trên, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã có quyết định phân bổ và làm thủ tục chuyển tiền đến Ban Cứu trợ các địa phương đợt 1.

Profile ‘đỉnh nóc kịch trần’ của người chuyển 200 triệu 'quên’ lời nhắn gây sốt đại hội 'check VAR': Từng là Đoàn Trưởng Đoàn tiếp viên đầu tiên của VNA, hiện là giám đốc công ty du lịch lớn

Profile ‘đỉnh nóc kịch trần’ của người chuyển 200 triệu 'quên’ lời nhắn gây sốt đại hội 'check VAR': Từng là Đoàn Trưởng Đoàn tiếp viên đầu tiên của VNA, hiện là giám đốc công ty du lịch lớn

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 21:38

Cô Trần Thị Bích Hà chính là người phụ nữ có cú chuyển khoản 200 triệu "quên" lời nhắn, đã trở thành tâm điểm chú ý nhờ sự hào phóng và làm từ thiện trong “thầm lặng”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Quá trình cải cách tiền lương phải được triển khai đúng hạn, trước ngày 1/1/2025

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Quá trình cải cách tiền lương phải được triển khai đúng hạn, trước ngày 1/1/2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 21:37

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có buổi làm việc với Cục Quan hệ lao động và Tiền lương để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 8 tháng đầu năm và phương hướng cho 4 tháng cuối năm 2024.