Thứ năm, 23/05/2024, 21:06 PM

Đề xuất tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, II

(CL&CS) - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông.

Dự thảo Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông lên hạng II, hạng I; áp dụng đối với viên chức chuyên ngành TT&TT trong đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Sớm hoàn thiện tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, II. (Ảnh minh họa)

Sớm hoàn thiện tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, II. (Ảnh minh họa)

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng biên tập viên hạng I

Dự thảo nêu rõ, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, Mã số: V.11.01.01:

a- Đang giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II, Mã số: V.11.01.02.

b- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

c- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

d- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II (hoặc tương đương) được khen thưởng bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên biên tập viên hạng II 

a- Đang giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III, Mã số: V.11.01.03.

b- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (đủ 108 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

c- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành từ cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

d- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III (hoặc tương đương) được khen thưởng bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Việc phát huy truyền thống đoàn kết Việt Nam - Campuchia - Lào càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết

Việc phát huy truyền thống đoàn kết Việt Nam - Campuchia - Lào càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết

sự kiện🞄Thứ hai, 26/05/2025, 13:32

Tại cuộc gặp ngày 26/5, ba Thủ tướng Việt Nam - Campuchia - Lào nhấn mạnh việc giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa Việt Nam - Campuchia - Lào càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết, là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy hợp tác gắn bó chặt chẽ giữa ba nước.

FSSC 22000 – 'Hộ chiếu vàng' đưa thực phẩm Việt vươn ra thế giới

FSSC 22000 – 'Hộ chiếu vàng' đưa thực phẩm Việt vươn ra thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 20:51

(CL&CS) - Trong bối cảnh ngành thực phẩm ngày càng chịu sự giám sát chặt chẽ từ thị trường quốc tế, việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu đã trở thành yêu cầu sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Trong số đó, FSSC 22000 đang nổi lên như một “tấm hộ chiếu vàng” giúp hàng Việt tự tin thâm nhập các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

ISO ra mắt tiểu ban đầu tiên về tiêu chuẩn hóa cảng và nhà ga

ISO ra mắt tiểu ban đầu tiên về tiêu chuẩn hóa cảng và nhà ga

sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 13:49

(CL&CS) - Mới đây, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) chính thức thành lập tiểu ban đầu tiên chuyên về tiêu chuẩn hóa cảng và nhà ga.