Chủ nhật, 24/04/2022, 19:48 PM

Đề xuất thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá

(CL&CS) - Bộ Công an đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.

Dự thảo Nghị quyết quy định thí điểm việc cấp quyền lựa chọn theo nhu cầu sử dụng biển số ôtô thông qua đấu giá, bao gồm: giá khởi điểm của biển số đưa ra đấu giá; trường hợp bán cho người duy nhất tham gia đấu giá; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là người) trúng đấu giá; sử dụng nguồn thu từ đấu giá biển số.

Biển số đuợc lựa chọn đấu giá

Theo dự thảo, biển số được lựa chọn đấu giá là biển số ô tô nền màu trắng, chữ và số màu đen trong kho biển số chưa được đăng ký mà Cơ quan đăng ký dự kiến cấp mới theo từng tháng, quý, 6 tháng hoặc 1 năm. Không đưa ra đấu giá đối với biển số cấp cho xe mua sắm từ ngân sách Nhà nước, xe của Quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng, xe của doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế, xe của tổ chức doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và người nước ngoài làm việc trong cơ quan, tổ chức đó hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

1

Đối tượng được tham gia đấu giá là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được tham gia cuộc đấu giá biển số của địa phương nơi đóng trụ sở (đối với tổ chức, doanh nghiệp) hoặc nơi đăng ký thường trú (đối với cá nhân).

Về cơ quan tổ chức đấu giá, dự thảo đề xuất Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đấu giá biển số theo phân cấp đăng ký quản lý phương tiện.

Về hình thức đấu giá, Bộ Công an giao Công an cấp tỉnh ký hợp đồng thuê Tổ chức đấu giá tài sản có Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để tổ chức đấu giá trực tuyến. 

Bên canh đó, dự thảo cũng nêu rõ việc xác định giá khởi điểm được quy định cụ thể như sau:

Vùng 1 (gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh): Gkđ  =  Glp  x  2 

Vùng 2 (gồm các địa phương còn lại): Gkđ  =  Glp x 10  

(Gkđ: Giá khởi điểm của 01 biển số đưa ra đấu giá, đơn vị tính là Việt Nam đồng; Glp: Mức lệ phí đăng ký cao nhất đang áp dụng tại địa phương).

Quyền của người trúng đấu giá là được ký hợp đồng với cơ quan tổ chức đấu giá để xác lập quyền đối với biển số trúng đấu giá; được sử dụng biển số trúng đấu giá; khi chuyển nhượng xe, người trúng đấu giá được quyền giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu (biển số đi theo người); khi thay đổi địa chỉ nơi thường trú khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người trúng đấu giá không phải nộp lại biển số trúng đấu giá.

Quản lý biển số trúng đấu giá   

Theo dự thảo, biển số trúng đấu giá chỉ được cấp cho người đã đăng ký tham gia đấu giá và trúng đấu giá.

Biển số trúng đấu giá được Cơ quan đăng ký quản lý và chỉ cấp khi người trúng đấu giá làm thủ tục đăng ký theo quy định về đăng ký xe (khi chưa làm thủ tục đăng ký người trúng đấu giá chỉ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng biển số trúng đấu giá).

Cơ quan đăng ký xe có quyền thu hồi biển số trúng đấu giá khi biển số được sử dụng không đúng quy định của pháp luật (xe gắn biển số trúng đấu giá vi phạm pháp luật bị tịch thu theo quy định).

Số tiền thu được từ đấu giá biển số sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá theo quy định, sẽ phân chia nguồn thu theo tỷ lệ 70% nộp vào ngân sách Trung ương, 30% phân bổ cho ngân sách địa phương.

Hoàng Hiệpbộ

Bình luận

Nổi bật

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu chính của GMP là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và kiểm tra trong một môi trường kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn, hiệu quả và chất lượng.