Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 15/02/2024, 10:25 AM

Đệ nhất hùng quan được xây dựng trên cung đường đèo đẹp nhất Việt Nam: Từng là quan ải chiến lược quân sự quan trọng, gần 200 năm vẫn vẹn nguyên giá trị

Với vẻ đẹp cổ kính giữa núi rừng cùn biển cả, đây được nhiều người đánh giá là điểm đến không thể bỏ qua di di chuyển qua ‘đệ nhất hùng quan’ của Việt Nam.

Từng là cửa ải quân sự quan trọng

Hải Vân Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân (Ải Vân, Ngãi Lãnh, Ải Vân Sơn, Ải Lĩnh…), phía Tây núi Hải Vân, chỗ giáp vai giữa hai ngọn Hải Vân Sơn (phía Đông) và Bà Sơn (phía Tây), ở độ cao 496m so với mặt nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã - Hải Vân nằm trên địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (Thành phố Đà Nẵng), cách trung tâm Thành phố Huế khoảng 90km về phía Nam, trung tâm Thành phố Đà Nẵng khoảng 28km về phía Bắc.

Thời nhà Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quân sự quan trọng vào kinh đô Huế. Bởi vậy, ngày ấy, Hải Vân Quan được vua Minh Mệnh lưu tâm và dốc lòng xây dựng, tu bổ đặc biệt.

Hải Vân Quan từng là cửa ải quân sự quan trọng

Hải Vân Quan từng là cửa ải quân sự quan trọng

Cuốn Đại Nam thực lục (bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm mới hoàn thành), phần Tiền biên, Quyển 1 có ghi: “Quảng Nam đất tốt dân đông, sản vật giàu có, Chúa thường để ý kinh dinh đất này. Đến đây, đi chơi núi Hải Vân, thấy một dải núi cao dăng sài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển". Chúa khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng” rồi xây kho tàng chứa lương thực ở đây. 

Cũng trong Đại Nam thực lục, chép rằng, tháng Hai năm Bính Tuất (1826), vua Minh Mệnh xuống chỉ cho xây một cửa quan ở đỉnh núi Hải Vân, “Phía trước, phía sau đều đặt một cửa quan, ngạch trước viết ba chữ "Hải Vân Quan", ngạch sau viết sáu chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Cửa trước cao và dài đều 15 thước (khoảng 6 mét), ngang 17 thước 5 tấc; cửa sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc; cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan, xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau". 

Lạc khoản (Dòng chữ viết nhỏ để tên họ và ngày tháng ở trên các bức họa hay các bức đối trướng) một bên góc còn ghi “Minh Mệnh thất niên cát nhật tạo” (tức là làm vào ngày tốt năm Minh Mệnh thứ 7).

Công trình được xây dựng trên sườn đèo Hải Vân

Công trình được xây dựng trên sườn đèo Hải Vân

Công trình xây dựng trong vài tháng, do phủ Thừa Thiên và tỉnh Quảng Nam cùng thuê dân làm. Sau đó, vua “Phái biền binh 4 đội Hữu sai và 2 đội Ứng sai chở súng ống đến để đấy ( súng quá sơn bằng đồng 5 cỗ, súng phun lửa 200 ống, pháo thăng thiên 100 cây và thuốc đạn theo súng). Chuẩn định từ Hải Vân trở ra Bắc thuộc quản hạt Thừa Thiên, từ ngoài Hải Vân trở vào Nam thuộc quảng hạt Quảng Nam".

Năm 1826, người Pháp cũng xây dựng một căn cứ tên Đồn Nhất để bảo vệ nơi chiến lược. Sau này, khi quay lại năm 1926, Pháp cải tạo thành cứ điểm với tường cao, lô cốt và 2 trung đội canh giữ. 

Trở thành điểm dừng chân không thể bỏ lỡ

Sau gần 200 năm tồn tại, vượt qua bom đạn của chiến tranh, Hải Vân Quan vẫn sừng sững giữa cung đường đèo huyến mạnh nối hai miền đất nước. Những ngày tháng Hai mùa xuân ẩm ướt đón hoa ngãi nở rộ trên cung đường đèo hay nắng vàng ươm tháng Sáu mùa hè, Hải Vân Quan vẫn luôn sừng sững dãi dầu mưa nắng.

Vẻ đẹp thơ mộng của Hải Vân Quan

Vẻ đẹp thơ mộng của Hải Vân Quan

Những ngọn núi xanh uốn mình và gấp khúc chạy dọc như gấp khúc về phía biển Đông vậy. Nơi Hải Vân Quan ngự trị vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, với những chuyến tàu quanh co uốn lượn bên sườn núi xứng danh “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Từ một căn cứ quân sự khi xưa, một cửa ải nơi hiểm trở, cheo leo, đèo Hải Vân cùng với Hải Vân Quan đã trở thành thắng cảnh lừng danh thu hút du lịch, trở thành mắt xích kết nối liền hai khu du lịch nổi tiếng là biển Lăng Cô (Huế) và Xuân Thiều (Đà Nẵng).

Đã có thời gian dài, Hải Vân Quan bị sự bào mòn của mưa nắng bão bùng đã xuống cấp trầm trọng. Tưởng chừng như thành lũy trọng yếu bậc nhất dưới thời Nguyễn rơi vào lãng quên và bỏ mặc cho đến tận tháng 4/2017, Hải Vân Quan mới được công nhận là Di tích cấp quốc gia.

Nơi đây trở thành một trong những điểm hút khách du lịch

Nơi đây trở thành một trong những điểm hút khách du lịch

Ngày 19/12/2021, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã "bắt tay nhau" khởi công dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Hải Vân Quan. 

Việc trùng tu, tôn tạo của Hải Vân Quan vào năm 2021 có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn chứng nhân lịch sử, nuôi dưỡng giá trị văn hoá vô giá cho muôn đời sau đồng thời kích cầu du lịch phát triển. 

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

8 triệu lượt khách du lịch, vui chơi trên cả nước, doanh thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng

8 triệu lượt khách du lịch, vui chơi trên cả nước, doanh thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 12:16

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày đã mang đến kết quả tốt cho ngành du lịch.

Ngôi làng độc lạ nổi lênh đênh trên biển nhưng là nơi sinh sống của hơn 10.000 ngư dân, tiện nghi không thua kém đất liền

Ngôi làng độc lạ nổi lênh đênh trên biển nhưng là nơi sinh sống của hơn 10.000 ngư dân, tiện nghi không thua kém đất liền

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 12:16

Cuộc sống ở "ngôi làng trên biển" này được coi là an toàn và ổn định, không khác biệt nhiều so với cuộc sống ở các khu đô thị trên đất liền.

Địa đạo độc nhất nằm trên ngọn đồi ít người biết đến ở miền Trung Việt Nam

Địa đạo độc nhất nằm trên ngọn đồi ít người biết đến ở miền Trung Việt Nam

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 12:15

Địa đạo khi mới xây dựng dài khoảng 100m với sức chứa khoảng 400 người.