Đầu tư PPP trong nông nghiệp: Mới chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm

(NTD) - Hiện tại, để cải thiện tình hình nông nghiệp, việc đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp được xem là cơ hội lớn cho các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để triển khai hình thức đạt mức hiệu quả thì vẫn là vấn đề khó đối với nhà nước, doanh nghiệp…

Chỉ mới triển khai demo

Đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực nông nghiệp là hình thức đầu tư được thực hiện giữa nhà nước với nhà đầu tư, doanh nghiệp để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đầu tư theo hình thức này sẽ hình thành nên chuỗi giá trị sản phẩm trong nông nghiệp giữa các đơn vị có liên quan từ khâu sản xuất nguyên liệu đến công đoạn chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

PPPP
PPP cho ngành nông nghiệp chỉ mới triển khải ở mảng hạ tầng

Theo bà Phạm Hồng Hạnh, Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN), thống kê mới nhất cho thấy cả nước chỉ có 521 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ngành nông nghiệp với khoảng 3,63 tỷ USD vốn đăng ký. Đây được xem là con số nhỏ khi mà các doanh nghiệp đang rất muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng còn nhiều e ngại với nhiều lý do.

Theo đó, các hoạt động trong công tác PPP tập trung chủ yếu vào 8 nhóm: Cà phê, chè, thủy sản, rau quả, ngành hàng chung, gia vị – hồ tiêu, hóa chất nông nghiệp, tài chính trong nông nghiệp. Do số lượng hoạt động quá lớn khiến cho việc triển khai các hoạt động này đang gặp nhiều khó khăn.

Bà Phạm Hồng Hạnh cho biết: “Bộ NN&PTNN chỉ mới huy động được khoảng 60 PPP từ trung ương, địa phương và các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, khi nói về đầu tư PPP là phải do nhà nước trực tiếp đầu tư, quản lý và hưởng lợi trực tiếp từ dự án, nhưng hiện nay các dự án của Bộ NN&PTNN đang nặng về hợp tác công tư hơn là PPP. Và khó khăn hơn là các dự án của nước ta đầu tư vào nông nghiệp chưa triển khai thật sự mạnh mẽ mà chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm”.

Do đâu?

Thông tin từ Vụ Hợp tác Quốc tế, trong 8 ngành hàng được triển khai trong hợp tác PPP chưa thật sự hoạt động mạnh mẽ. Tính đến nay, Bộ NN&PTNN chỉ mới triển khai được 6 dự án PPP nhưng 5/6 dự án chỉ tập trung vào mạng lưới hạ tầng, thủy lợi trong nông nghiệp.

Trong khi đó, nguyên nhân chính khiến cho nông nghiệp Việt Nam gặp khó là do quy hoạch sản xuất nông nghiệp trong nước phân phối nhỏ lẻ, manh mún, cùng với đó là việc nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các địa phương chỉ tập trung vào số ít địa phương đã ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án lớn. Vì lý do này, các ngành chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp cũng ảnh hưởng lớn về thị trường, nguồn cung…

Ông Mehdi Saint, đại diện Công ty Yara Việt Nam, cho biết: “Hình thức đầu tư PPP là hoạt động đã đạt được nhiều thành công tại một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam có những khó khăn nhất định trong việc triển khai, trong đó xuất phát từ thói quen của nông dân trong việc phân bổ cây trồng. Trong suốt 5 năm nghiên cứu nông nghiệp tại Việt Nam, chúng tôi nhận ra nông nghiệp Việt Nam hay cụ thể là cà phê Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào khí hậu nhưng lại không quan tâm nhiều về khí hậu. Vì vậy, khi đầu tư vào đây, chúng tôi sẽ xem xét thị trường để làm sao tăng chất lượng sản phẩm, giá tăng ổn định cũng như kết nối với các công ty địa phương để phát triển mạng lưới phân phối”.

Theo bà Phạm Hồng Hạnh, Bộ NN&PTNN đang tập trung đầu tư PPP vào cà phê, chè. Trong đó, Chính phủ sẽ đầu tư 30% để hỗ trợ vào các hoạt động khuyến nông, tập huấn nông dân sản xuất nhằm đáp ứng được chuẩn quốc tế phục vụ cho việc chế biến. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ thực hiện các biện pháp tuyên truyền nhằm thu hút các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào hoạt động PPP tại Việt Nam.

Đối với việc đầu tư PPP, Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, mục tiêu từ nay đến năm 2020 sẽ đảm bảo nguồn an ninh lương thực, đẩy mạnh tăng trưởng 20% sản lượng trong mỗi thập kỷ, xóa bỏ nạn đói, suy dinh dưỡng; Giảm thải môi trường 20% mỗi thập kỷ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước; Tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo 20% mỗi thập kỷ, tạo cơ hội việc làm cho người.

Anh Trâm

Bình luận

Nổi bật

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi làn sóng môi giới, doanh nghiệp thành lập mới đều tăng rõ rệt trong thời gian gần đây. Đây được coi là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang trên con đường sôi động trở lại.

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

Mặc dù Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở từ cuối năm ngoái và sẽ có hiệu lực vào 1/1/2025, tuy nhiên Chính phủ đang đề xuất đưa hai luật này vào thực tế từ 1/7 tới, nghĩa là sớm hơn 6 tháng.