Thứ tư, 29/12/2021, 07:56 AM

Dấu ấn COP26 và thách thức đặt ra đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm Việt Nam

(CL&CS) - Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chương trình Hội thảo “Dấu ấn COP26 và thách thức đặt ra đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm Việt Nam”.

Các nội dung thảo luận xoay quanh các chủ đề: Kết quả COP26 và triển khai thực hiện kết quả tại Việt Nam; hiện trạng phát thải CO2 toàn cầu, cam kết và chiến lược thực hiện giảm phát thải của một số quốc gia trên thế giới; một số gợi ý chính sách và giải pháp thực thi các cam kết COP26; giảm phát thải CO2 đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại Việt Nam. 

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Diệu Trinh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia chia sẻ về thách thức trong triển khai COP26. TS. Nguyễn Thị Diệu Trinh cho rằng triển khai COP26 còn thiếu cơ chế minh bạch cung cấp tài chính từ các nước phát triển.

Về kết quả COP26 và triển khai thực hiện kết quả tại Việt Nam, Hội nghị COP26 đánh dấu sự chuyển đổi mang tính đột phá trong mô hình phát triển trên thế giới, từ dựa trên năng lượng hoá thạch, sang phát triển ít phát thải, hướng tới phát thải ròng bằng "0".

Có thể khẳng định, Việt Nam đi đúng dòng chính của xu thế phát triển toàn cầu cùng với các nước phát triển có tiềm năng về kinh tế, công nghệ cao. Việc cam kết đưa phát thải ròng về “0” và tham gia cam kết mê-tan đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế, khai thông nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phátthải, đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển.

Vấn đề chuyển đổi sang năng lượng sạch và nhanh chóng chấm dứt sử dụng than được thúc đẩy mạnh mẽ. Các nguồn tài chính quốc tế cho phát triển điện than sẽ sớm chấm dứt và chuyển sang tập trung hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, duy trì, phát triển rừng và bảo vệ các hệ sinh thái.

Cùng với Gói Thoả thuận khí hậu Katowice được thông qua tại COP24 năm 2018, Gói Thoả thuận khí hậu Glasgow được thông qua tại COP26, Bộ quy tắc hướng dẫn thực hiện Thoả thuận Paris đã cơ bản được hoàn thiện.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Các cam kết mạnh mẽ và những ý kiến đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, quá trình triển khai các mục tiêu này còn gặp nhiều thách thức cho Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung.

Cũng tại Hội thảo, ông Hà Đăng Sơn -Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, đưa ra một số đề xuất nhằm giảm phát thải CO2 đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (CSSDNLT) tại Việt Nam. Theo ông, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại Việt Nam cần có những chương trình tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp thuộc nhóm CSSDNLTĐ để thực hiện tốt công tác kiểm kê và báo cáo. Các ngành liên quan cần nghiên cứu và đưa ra các hướng dẫn/định hướng cho các doanh nghiệp liên quan tới lộ trình net-zero của ngành mình.

“Bên cạnh đó, lộ trình net-zero cho các ngành cần chỉ rõ những hoạt động nào có thể tự thực hiện, và những hoạt động nào cần có sự hỗ trợ của quốc tế. Theo ông Sơn, các cơ chế, chính sách về tài chính – đặc biệt là tài chính carbon – có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy triển khai lộ trình net-zero”, ông Sơn khuyến nghị.

Hội thảo lần này sẽ là cơ hội để các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế cùng nhau trao đổi đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và các dự án năng lượng có quy mô lớn để thực thi triển khai cam kết tại COP26.

Thanh Mai

Bình luận

Nổi bật

Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí, nguy hại sức khỏe người dân

Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí, nguy hại sức khỏe người dân

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58

(CL&CS) - Chất lượng không khí (AQI) Hà Nội thời gian gần đây luôn ở mức cảnh báo đỏ, chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt ngưỡng cho phép, điều này cho thấy hiện trạng ô nhiễm ở Hà Nội rất báo động

Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25ha rừng để thực hiện 4 dự án quan trọng

Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25ha rừng để thực hiện 4 dự án quan trọng

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:52

(CL&CS) - Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 4 dự án: Dự án Xây dựng hồ chứa nước Khe Rắt, xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ; Dự án Nhà máy thủy điện Suối Choang (phần diện tích thuộc khu vực lòng hồ); Dự án Đầu tư khai thác mỏ đất san lấp tại thôn 22, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46

(CL&CS) - Vừa qua, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững”. Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.