Đất vàng chỉ còn 25 năm, khách sạn Kim Liên vẫn có giá cao nhất thị trường

(NTD) - Dù thời hạn sử dụng đất vàng mặt phố Đào Duy Anh chỉ còn 25 năm nhưng khách sạn Kim Liên vẫn được chào bán với mức giá cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đất vàng còn thời hạn 25 năm

Khách sạn Kim Liên thua xa các đối thủ như Sheraton, Intercontinental về sức hút khách, đặc biệt khách cấp cao. Thế nhưng, thương hiệu này vẫn được chú ý trên thị trường vì nằm ở vị trí đắc địa của Hà Nội. Đó là số 5-7 Đào Duy Anh.

Cuối năm 2015, cái tên khách sạn Kim Liên nóng trở lại khi Tập đoàn Thaigroup do ông Nguyễn Đức Thụy làm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã vượt qua rất nhiều đại gia để trở thành ông chủ lớn nhất của khách sạn Kim Liên nhờ bạo chi.

Để sở hữu 52% vốn công ty cổ phần du lịch Kim Liên, đơn vị sở hữu khách sạn Kim Liên, bầu Thụy đã chi ra hơn 1.000 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa, trong phiên đấu giá cổ phần Kim Liên, bầu Thụy đã đưa ra mức giá cao ngất ngưởng 274.200 đồng/CP. Ở thời điểm đó, Kim Liên đã vào danh sách các cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Khách sạn Kim Liên có lịch sử lâu đời ở Hà Nội, nằm trên khu đất vàng rộng 3,5 ha trên phố Đào Duy Anh. Khách sạn Bạch Mai, tiền thân của khách sạn Kim Liên thành lập trong năm 1961. Sau nhiều năm phát triển, tới nay, khách sạn có 9 toà nhà, 437 phòng và 5 nhà hàng.

khach san kim lien
Nếu phiên đấu giá diễn ra thành công, khách sạn Kim Liên sẽ có thị giá cổ phiếu cao nhất thị trường.

Tuy nhiên, các tòa nhà trong quần thể đã “xuống sắc” và yếu hơn hẳn so với các đối thủ về “ngoại hình”. Vì thế, Kim Liên không hút được nhiều du khách. Kết quả là doanh thu của Công ty cổ phần du lịch khá khiêm tốn. Trong năm 2017, doanh thu chỉ đạt 143 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 128 tỷ đồng năm 2016.

Năm 2015 khi bầu Thụy trở thành ông chủ mới của khách sạn Kim Liên, dư luận tin rằng bầu Thụy đến với khách sạn này không phải vì sản phẩm, dịch vụ mà nó cung cấp. Đất vàng mới chính là “mục tiêu” của bầu Thụy.

Quỹ đất vàng này không phải là đất thuộc sở hữu của khách sạn Kim Liên mà là đất thuê dài hạn. Tháng 9/2014, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định cho Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên thuê 3,5 ha đất với hạn thuê đất 50 năm kể từ năm 1993. Như vậy, khách sạn Kim Liên chỉ được quyền sử dụng mảnh đất này tới năm 2043. Nghĩa là thời hạn của đất vàng chỉ còn 25 năm.

Giá cao nhất thị trường

Khi nhậm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, bầu Thụy chia sẻ sẽ biến khách sạn Kim Liên thành một điểm nhấn của Hà Nội, với tổ hợp khách sạn mang thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên, 2 năm trôi qua, khách sạn Kim Liên chưa thực sự lột xác như kỳ vọng của nhà đầu tư.

Chính vì vậy, các chỉ tiêu kinh doanh của công ty chỉ nhúc nhích rất nhẹ. Năm 2017, cùng với doanh thu, lợi nhuận cũng tăng chậm chạp. Lợi nhuận sau thuế 2017 chỉ đạt 8,9 tỷ đồng, tăng 1,4 tỷ đồng, tương ứng 18,7% so với năm 2016.

Tại thời điểm 31/12/2017, công ty vẫn gánh khoản lỗ lũy kế lên tới 17,3 tỷ đồng. Con số này cuối năm 2016 là 26,2 tỷ đồng. Vì vậy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chỉ là 57,5 tỷ đồng thay vì vốn góp chủ sở hữu 69,6 tỷ đồng.

Thời hạn sử dụng đất vàng đang giảm dần trong khi công ty chưa giải quyết được lỗ lũy kế nhưng khách sạn Kim Liên vẫn được cổ đông đánh giá là có sức hút. Cổ đông lạc quan này là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GP Bank).

Ngày 27/4 tới đây, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), GP Bank sẽ bán đấu giá phần vốn góp 18,7 tỷ đồng (1,87 triệu cổ phần theo mệnh giá), tương đương 26,89% số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên với mức giá khởi điểm 305.053 đồng/CP.

Với 305.053 đồng/CP, khách sạn Kim Liên trở thành đơn vị có thị giá đắt nhất thị trường, cao hơn hẳn VNM của Vinamilk, VCF của Vinacafe Biên Hòa, CTD của Coteccons. Hồi cuối năm 2017, chỉ có SAB của Sabeco mới là đối thủ của khách sạn Kim Liên khi giá cổ phiếu leo lên 327.850 đồng/CP nhờ thông tin thoái vốn Nhà nước.

Với 305.053 đồng/CP, GP Bank sẽ thu về khoảng 570 tỷ đồng. Đây sẽ là nguồn thu rất lớn của ngân hàng này. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010 – báo cáo mới nhất được GP Bank công bố, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này là 206 tỷ đồng, chưa bằng 50% số tiền GP Bank có thể thu được nhờ thoái vốn khỏi khách sạn Kim Liên.

Bảo Linh  

Bình luận

Nổi bật

Bất động sản An Gia bầu HĐQT mới

Bất động sản An Gia bầu HĐQT mới

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 07:41

(CL&CS) - CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (An Gia) của doanh nhân Nguyễn Bá Sáng từng hào hùng với tầm nhìn “Tập đoàn bất động sản Việt Nam danh tiếng toàn cầu”.

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.