Thứ sáu, 20/09/2024, 16:48 PM

Đánh thuế bất động sản: Liệu có kiểm soát được giá nhà tăng 'phi mã'?

Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh câu chuyện đánh thuế bất động sản giữa bối cảnh xuất hiện tình trạng giá nhà ngày càng tăng cao.

Việc đánh thuế bất động sản được xem là một công cụ và giải pháp hiệu quả để tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần điều chỉnh thị trường trong ngắn hạn, từ 6-12 tháng, hoặc có thể kéo dài từ 1-2 năm.

Tuy nhiên, theo PSG.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế, việc đánh thuế bất động sản không thể duy trì tác động lâu dài, đặc biệt là nếu nguồn cung trên thị trường chưa được cải thiện, công cụ này sẽ không phát huy hết hiệu quả.

Tại một số quốc gia phát triển, đánh thuế bất động sản không đồng nghĩa với việc kiểm soát đầu cơ hay ngăn chặn giá nhà tăng nhanh. Đơn cử như tại Singapore, dù mức thuế tài sản cao, nhưng khi nguồn cung không đáp ứng đủ cầu, giá bất động sản vẫn tiếp tục tăng.

Chuyên gia kinh tế cho rằng việc đánh thuế BĐS dù cao hay thấp vẫn khó có thể ngăn cản được giá nhà tăng

Chuyên gia kinh tế cho rằng việc đánh thuế BĐS dù cao hay thấp vẫn khó có thể ngăn cản được giá nhà tăng "phi mã". Ảnh minh họa

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, công cụ thuế có hai mặt. Tùy thuộc vào thị trường cụ thể, thuế có thể tác động tích cực hoặc ngược lại gây cản trở sự phát triển của thị trường.

Tại Singapore, do diện tích đất hạn chế và nguồn cung bất động sản ít ỏi, giá bất động sản luôn có xu hướng tăng khi có sản phẩm mới xuất hiện. Do đó dù thuế cao hay thấp, giá nhà vẫn tăng.

"Không đủ nguồn cung cho nhu cầu thị trường, người mua sẽ chấp nhận mức thuế được đưa ra. Thậm chí, nếu thuế càng cao, giá bất động sản càng tăng", PGS.TS Thịnh nhận định.

Vì thế, vị chuyên gia này kiến nghị rằng khi sử dụng công cụ thuế đối với bất động sản, cần đánh giá và cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố phù hợp để công cụ này phát huy đúng mục đích, hạn chế đầu cơ và lãng phí đất đai.

Giá nhà nhiều khu vực

Giá nhà nhiều khu vực "neo cao", vượt khả năng mua của người dân. Ảnh: Internet

"Phải sử dụng công cụ thuế để kích thích thị trường phát triển minh bạch và đúng đắn, thay vì biến nó thành rào cản cho sự phát triển của bất động sản", PGS.TS Định Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Mặt khác, ông Thịnh cho rằng, đánh thuế bất động sản chỉ là một trong nhiều biện pháp giúp thị trường phát triển minh bạch và bền vững. Giải pháp tối ưu nhất là đẩy mạnh số hóa và xây dựng kho cơ sở dữ liệu về đất đai, giá trị tài sản bất động sản.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng để công cụ thuế được sử dụng hiệu quả và minh bạch, cơ quan quản lý Nhà nước cần thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản Việt Nam.

Theo ông Đính, đây sẽ là cơ sở để xác định nhà thứ hai, thứ ba... và giá trị bất động sản để áp thuế. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ và nguồn nhân lực.

Ngoài ra, ông Đính cũng cảnh báo cần cân nhắc những tác động tiêu cực có thể xảy ra, chẳng hạn như việc đánh thuế có thể làm giảm sức mua của người dân, gây ra các hệ lụy khác cho nền kinh tế về lâu dài.

Các chuyên gia cho rằng việc đánh thuế giá nhà cần được xem xét cẩn trọng và kỹ lưỡng. Ảnh: Internet

Các chuyên gia cho rằng việc đánh thuế giá nhà cần được xem xét cẩn trọng và kỹ lưỡng. Ảnh: Internet

Đồng thời, có thể tạo ra kẽ hở pháp lý khi người giàu lách thuế bằng cách chuyển quyền sở hữu nhà thứ hai, thứ ba... cho người thân; giá thuê nhà tăng để bù đắp chi phí do thuế.

"Tuy nhiên, bất kỳ chính sách nào khi mới đưa ra cũng đều có vướng mắc. Vấn đề là phải cân nhắc giữa cái được và cái mất. Nếu cái được nhiều hơn cái mất thì nên làm, và mọi vướng mắc có thể được tháo gỡ. Đánh thuế bất động sản sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn những mất mát", Chủ tịch VARS nhận định.

Thanh Sơn

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.