Dữ liệu cũ
Thứ hai, 08/01/2018, 10:02 AM

Đại án VNCB giai đoạn 2: Trầm Bê cùng hàng chục bị cáo hầu tòa

(NDT) - Mặc dù, Sacombank không bị thiệt hại trong việc cho vay. Tuy nhiên, Trầm Bê và Phan Huy Khang đã giúp sức cho Phạm Công Danh gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho VNCB.

Sáng 8/1, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại 4 ngân hàng, gồm: Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VCBC – nay là CBbank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

26647907_1963875027220378_18182537_n
Bị cáo Phạm Công Danh được đẫn giải đến tòa (Ảnh: QB)

 Trong số 44 bị cáo phải hầu tòa, ngoài Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) còn có các thuộc cấp đã bị xét xử trong giai đoạn 1 là Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn), Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang), Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB), Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng ban kiểm soát VNCB), Phan Minh Tùng (kế toán hành chính Tập đoàn Thiên Thanh).

Đáng lưu ý, giai đoạn 2 vụ án có sự xuất hiện của bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch Thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐQT Sacombank). Bên cạnh đó, TAND TP.HCM còn triệu tập thêm ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV).

Theo nội dung vụ án, tháng 4/2013, Phạm Công Danh gặp Trầm Bê đề nghị vay tiền. Do có mối quan hệ làm ăn từ trước, Trầm Bê ngay lập tức dẫn Danh tới gặp Phan Huy Khang (Tổng giám đốc Sacombank) và chỉ đạo Khang cho Danh vay 1.800 tỉ đồng, tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại Sacombank.

Sau đó, Sacombank chi nhánh quận 8, chi nhánh Trần Hưng Đạo tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho vay số tiền trên. Tuy nhiên, đến hạn trả nợ, 6 công ty “ma” của Phạm Công Danh đã không thể thanh toán. Lúc này, Sacombank cấn trừ các khoản tiền gửi của VNCB tại ngân hàng này. 

Ngoài gây thiệt hại cho VNCB 1.800 tỷ đồng, từ năm 2013 đến 2014, Phạm Công Danh còn chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên VNCB và nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng hàng chục lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập nhiều hồ sơ khống vay vốn tại TPBank và BIDV. Danh dùng tiền của VNCB gửi sang 2 ngân hàng này để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay (TPBank 1.740 tỉ đồng, BIDV 2.251 tỉ đồng) và do không trả được nên TPBank cũng như BIDV phải thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB.

Toàn bộ tiền vay từ 3 ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV được Danh chỉ đạo sử dụng cho mục đích riêng nên gây thiệt hại cho VNCB tổng cộng 6.127 tỉ đồng.

Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm bị Viện KSND Tối cao đề nghị mức hình phạt lên đến 20 năm tù.

 Quang Bình

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.